Dự hội nghị tại điểm cầu Ninh Bình có đồng chí Nguyễn Ngọc Thạch, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành có liên quan và các địa phương trên địa bàn tỉnh; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh cùng một số doanh nghiệp.
Theo kế hoạch, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) vào ngày 8 tháng 6 năm 2020.
Nhằmtăng cường cung cấp thông tin về Hiệp định EVFTA, đặc biệt những thông tin chuyên sâu vềtiếp cận thị trườngvà đánh giá các tác động đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) của Việt Nam khi thực thi hiệp định; đồng thời đưa ra định hướng về các ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu sang thị trườngEVFTA; Thông tin về nhu cầu nhập khẩu của các nước thuộc EVFTA; Định hướng hoạt động xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ SMEs khai thác hiệu quả cơ hội mà Hiệp định EVFTA đem lại…
Hiệp định EVFTA sẽ tạo động lực lớn cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam có lợi thế cạnh tranh.
Đi cùng với EVFTA sẽ là Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA), tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp châu Âu tăng cường đầu tư vào Việt Nam, nhờ đó các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận nhiều nguồn hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu cũng như các máy móc, thiết bị, công nghệ/ kỹ thuật cao từ EU với chất lượng tốt, ổn định và mức giá hợp lý, qua đó nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm xuất khẩu của mình để đáp ứng không chỉ thị trường EU mà cả những thị trường khó tính khác.
Đây rõ ràng là động lực quan trọng để các bộ ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm xuất khẩu sang EU, đặc biệt những mặt hàng chủ lực như hàng điện tử và linh kiện điện tử, dệt may, da giày, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, thủy sản, rau quả, nông sản chế biến…
Bên cạnh đó, các nước thuộc EU có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao và tương đối đồng đều, đã định hình một thị trường chung với hạ tầng thương mại phát triển, các sự kiện xúc tiến thương mại diễn ra tại các nước EU luôn có quy mô hàng đầu thế giới, thu hút được lượng lớn khách giao dịch từ các châu lục khác.
Do vậy, việc tổ chức hoặc tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại tại các nước EU được đánh giá là rất thuận lợi và gia tăng được hiệu quả khi thực hiện ở một nước nhưng có thể từ đó dễ dàng tiếp cận với các đối tác nhập khẩu và người tiêu dùng của không chỉ các nước thành viên EU mà còn nhiều khu vực thị trường khác trên thế giới.
Để được hưởng ưu đãi thuế quan theo cam kết EVFTA, các doanh nghiệp phải đáp ứng được các quy tắc nghiêm ngặt về nguồn gốc xuất xứ, nguyên liệu sản xuất đối với sản phẩm chế biến, chế tạo như dệt may, da giày, đồ gỗ; các tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm dịch động thực vật đối với các sản phẩm nông nghiệp.
Khó khăn tiếp theo đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường EU là rào cản ngôn ngữ, khác biệt văn hóa cũng như hiểu biết hạn chế đối với các quy định tại thị trường EU. Bên cạnh đó, thách thức trước mắt đối với xuất khẩu của Việt Nam đến từ hệ lụy tiêu cực của đại dịch COVID-19 kéo theo sự suy thoái nền kinh tế thế giới cũng như các nước EU.
Đinh Chúc - Anh Tuấn