1. Chuột:
Tiếp tục hại tăng trên các trà lúa mùa trung, mùa muộn ở các huyện, thành phố, đặc biệt hại nặng ở các vùng lúa gieo, cấy không tập trung, ven làng, ven gò, ven thổ, ven đê… Tỷ lệ hại nơi cao: 7-10%; cá biệt >50% số dảnh (Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô, Yên Khánh…). Quy mô, mức độ gây hại cao hơn so với vụ mùa năm 2018.
2. Sâu đục thân hai chấm:
- Trưởng thành sâu đục thân hai chấm lứa 5 sẽ tiếp tục ra rộ đến ngày 5/9, sâu non sẽ nở rộ đến ngày 12/9 gây hại cục bộ trên các trà lúa. Tỷ lệ hại nơi cao: 5-7%; cá biệt trên 15% dảnh héo, bông bạc (Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô, thành phố Ninh Bình, thành phố Tam Điệp…). Quy mô, mức độ hại thấp hơn so với cùng lứa vụ mùa năm 2018.
- Trưởng thành sâu đục thân hai chấm lứa 6 sẽ ra rộ từ ngày 20/9 trở đi, sâu non sẽ nở rộ từ ngày 27/9 gây hại cục bộ trên trà lúa mùa muộn trỗ sau ngày 25/9 ở các huyện Kim Sơn, Yên Khánh, Hoa Lư, Nho Quan.
3. Sâu cuốn lá nhỏ:
Sâu non lứa 7 sẽ tiếp tục nở rộ đến ngày 6/9, gây hại rộng trên trà lúa mùa trung và mùa muộn đang ở giai đoạn làm đòng đến trỗ bông. Mật độ trung bình: 30 con/m2, nơi cao: 50-80 con/m2, cá biệt: 300-500 con/m2 (Kim Sơn, Yên Mô, Hoa Lư, Yên Khánh, thành phố Ninh Bình…). Quy mô, mức độ gây hại tương đương cùng lứa vụ mùa năm 2018.
4. Rầy nâu, rầy lưng trắng:
Lứa 7 sẽ tiếp tục nở rộ đến ngày 2/9, mật độ trung bình: 200con/m2, nơi cao: 1.000-2.000 con/m2, ổ >4.000 con/m2 gây hại cục bộ trên các trà lúa. Quy mô, mức độ gây hại thấp hơn cùng kỳ vụ mùa 2018.
5. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:
Gây hại cục bộ trên các trà lúa diện xanh tốt, bón thừa đạm, bón muộn, bón không cân đối, giống nhiễm như: LT2, Bắc thơm số 7, Thiên ưu 8, Tạp giao… Bệnh tăng nhanh và gây hại rộng sau những trận mưa, giông, bão. Tỷ lệ bệnh nơi cao: 20-30%, cá biệt > 50% số lá. Quy mô, mức độ gây hại tương đương cùng lứa vụ mùa 2018.
6. Bệnh khô vằn:
Tiếp tục hại tăng trên các trà lúa, giống lúa, đặc biệt bệnh hại nặng trên những ruộng cấy dày, bón thừa đạm, bón không cân đối, ruộng cạn nước. Tỷ lệ bệnh trung bình 3,5% nơi cao: 10-20%, cá biệt > 50% số dảnh (Nho Quan, Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn…). Quy mô, mức độ gây hại tương đương so với vụ mùa 2018.
7. Lúa cỏ:
Tiếp tục gây hại cục bộ trên các trà lúa tập trung các huyện Yên Khánh, Yên Mô… Tỷ lệ nơi cao: 5-10% số dảnh, cá biệt 30-70% số dảnh. Quy mô, mức độ hại cao hơn so với vụ mùa 2018.
Ngoài ra, bệnh lem lép, bệnh đạo ôn cổ bông, nhện gié, sâu cắn gié hại cục bộ, bệnh lùn sọc đen gây hại rải rác.
Đề nghị
1. Điều tiết nước hợp lý giúp cây lúa làm đòng, trỗ bông thuận lợi.
2. Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phân rõ các trà lúa, theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết, diễn biến các đối tượng dịch hại để có biện pháp phun trừ kịp thời khi tới ngưỡng (Chú ý: Sâu đục thân lúa hai chấm lứa 5, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn… trên cây lúa).
3. Tiếp tục diệt trừ chuột bằng các biện pháp, trong đó chú trọng biện pháp thủ công như: Đào bắt, sử dụng các loại cạm bẫy.
4. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn.
5. Tăng cường công tác thanh tra quản lý thuốc BVTV.
(Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh)