Do vậy, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức đoàn thể cần tiếp tục quán triệt sâu sắc Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay"; Nghị quyết T.Ư 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 05-CT/T.Ư ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị khóa XII về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; Quy định số 101 ngày 7-6-2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp; Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg ngày 7-9-2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp, nhất là Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 5-9-2016 của Thủ tướng Chính phủ về "Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp" và các văn bản, quy định khác liên quan...
Vì vậy, các cơ quan, tổ chức, đơn vị cần rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh nội quy, quy chế làm việc, cụ thể hoátrách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị trực thuộc trong thực hiện nhiệm vụ được giao, đảm bảo phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm các quyết định của cấp trên. Trên cơ sở đánh giá đúng chất lượng, trình độ của cán bộ, công chức, viên chức sắp xếp, bố trí nhân sự phù hợp với vị trí việc làm, thực hiện tinh giản cán bộ, công chức, viên chức năng lực yếu, thiếu tinh thần trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
Thực hiện đồng bộ cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính Nhà nước. Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, gây nhiễu phiền hà trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp. Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính. Xử lý trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm liên đới đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi nhũng nhiễu, phiền hà trong tiếp nhận và giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát và kỷ luật, kỷ cương hành chính, trong đó có giám sát từ nhân dân về văn hóa, trách nhiệm, đạo đức của cán bộ công chức, viên chức khi thực thi công vụ. Trước hết, cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị phải nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao, không bỏ sót, quá hạn nhiệm vụ được phân công; đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, đeo thẻ công chức khi thực hiện nhiệm vụ, tuân thủ tính thứ bậc, kỷ cương và trật tự hành chính. Không sử dụng thời gian hành chính được quy định để làm việc riêng, thực hiện đúng quy định hội họp, không hút thuốc lá, dùng rượu, bia, đồ có cồn trong giờ làm việc, đảm bảo văn hóa của người cán bộ công chức. Nghiêm cấm lợi dụng chức năng, nhiệm vụ để nhũng nhiễu, phiền hà, trục lợi khi xử lý, giải quyết công việc liên quan đến người dân và doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí...
Nguyễn Kim