Hướng dẫn điều trị COVID-19 tại nhà thể nhẹ hoặc không triệu chứng cụ thể như sau: 1. Tiêu chí F0 được điều trị tại nhà: Là người bệnh nhiễm vi rút SARS-CoV-2 không triệu chứng hoặc có các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, mất vị giác, khứu giác, tiêu chảy…. - Nhịp thở < 20="" lần/phút,="" spo2=""> 96% khi thở khí trời. - Tỉnh táo, người bệnh tự phục vụ được. - X-quang phổi bình thường hoặc có nhưng tổn thương ít. - Không có bệnh nền hoặc có bệnh nền đã điều trị ổn định, không thuộc nhóm nguy cơ cao/rấtcao 2. Nguyên tắc điều trị Điều trị triệu chứng: Hạ sốt, giảm ho, kháng sinh, tăng cường vitamin, dinh dưỡng đủ chất, tuân thủ nguyên tắc 5K. 2.1. Hạ sốt - Người lớn và trẻ từ 30kg trở lên: Paracetamol viên 500 mg, uống 1-2 viên/lần tùy cân nặng, uống khi sốt > 38,5 độ C, tối đa 4 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 4-6 giờ Trẻ em: Paracetamol dạng gói bột hoặc dạng viên, liều 10-15mg/kg/lần (VD: trẻ 10kg thì uống 100-150mg/lần, tương đương 1/5-1/4 viên Paracetamol 500 mg) - Uống Oserol, sữa, nước hoa quả … nước tiểu trong là đủ dịch; nếu thiếu dịch sẽ có triệu chứng đi tiểu ít, nước tiểu màu vàng 2.3. Vitamin Bổ sung Vitamin tổng hợp, Viatamin C 2.4. Vệ sinh mắt, mũi, họng Nhỏ mắt, mũi và súc họng 3-4 lần/ngày bằng nước muối sinh lý 2.5. Chế độ dinh dưỡng - Chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa - Ăn nhiều hoa quả tươi - Uống đủ nước, tối thiểu 2 lít/ ngày (bao gồm cả nước lọc, nước hoaquả, sữa…) 2.6. Kiếm soát nhiễm khuẩn - Cồn sát khuẩn tay nhanh; - Cồn 70 độ: Nên tẩm cồn vào khăn, lau sát khuẩn bề mặt các vật dụng trong phòng 2-3 lần/ngày. - Quần áo giặt riêng, bát đũa dùng riêng, rửa riêng. - Đồ dùng cá nhân riêng. - Khuyến khích phun cồn 70 độ vào rác thải trước khi thu gom, phun ngoài túi rác trước khi mang ra nơi thu gom rác. 2.7. Theo dõi sức khỏe hàng ngày - Mỗi gia đình khi có F0 nên có 3 loại thiết bị sau: (1) máy đo SpO2 cá nhân, (2) máy đo huyết áp điện tử; (3) nhiệt kế điện tử. - Tự kiểm tra nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, SpO2 định kỳ 2-3 lần/ngày/người hoặc kiểm tra ngay khi có dấu hiệu bất thường 3. Dấu hiệu nguy hiểm, cần đến cơ sở y tế (1) Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào. (2) Nhịp thở - Người lớn: nhịp thở ≥ 20 lần/phút - Trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi: Nhịp thở: ≥ 40 lần/phút, - Trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi: nhịp thở: ≥ 30 lần/phút (3) SpO2 ≤ 96% (trường hợp phát hiện chỉ số SpO2 bất thường cần đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo). (4) Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50=""> (5) Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90="" mmhg,="" huyết="" áp="" tối="" thiểu="">< 60="" mmhg="" (nếu="" có="" thể=""> (6) Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu. (7) Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật. (8) Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân. (9) Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở trẻ em). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân (10) Mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng... (11) Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người mắc COVID-19 mà thấy cần báo cơ sở y tế. |