Để chủ động ứng phó kịp thời với các tình huống thiên tai gây ra, UBND tỉnh đã có Phương án số 09/PA-UBND ngày 4-5-2012. Theo đó, đối với chống bão và ATNĐ, vùng trọng điểm là khu vực ven biển Kim sơn: Đảm bảo an toàn cho tuyến đê Bình Minh II với triều cường trung bình; đảm bảo an toàn cho nhân dân nuôi trồng thủy sản vùng ngoài đê Bình Minh II và Bình Minh III; an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động trên sông, biển. Khi có bão gió cấp 9, cấp 10, cấm tàu thuyền ra khơi, kêu gọi triệt để tàu thuyền còn đang hoạt động vào nơi trú ẩn an toàn; tổ chức di dân ngoài đê Bình Minh II vào trong đê Bình Minh II; tập trung thu hoạch nhanh lúa, hoa màu, vật nuôi; triển khai phương án chống úng. Khi bão cấp 11 đến cấp 12, tuyệt đối cấm tàu thuyền ra khơi; tìm mọi biện pháp thông báo cho các tàu thuyền còn hoạt động ngoài khơi tránh khỏi vùng nguy hiểm; tập trung di dân vào trong đê Bình Minh I để tránh trú bão an toàn. 03/CĐ-BCH của Ban chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh.
Tăng cường lực lượng tuần tra canh gác hộ đê, theo phương châm 4 tại chỗ; Triển khai phương án chống úng và theo dõi sát tình hình thường xuyên thông báo cho nhân dân vùng bị ảnh hưởng và chuẩn bị di chuyển người và tài sản đến nơi an toàn. Khi nước sông Hoàng Long vượt cao trình cho phép, đê Đức Long-Gia Tường và đê hữu Hoàng Long có nguy cơ mất an toàn… Vận hành xả lũ qua 24 cửa cống của tràn Lạc Khoái, theo phương án đã duyệt… Khi đó huy động toàn bộ lực lượng tuần tra canh gác đê, tổ chức thực hiện phương án hộ đê và đối phó với lũ; tập trung sơ tán người và tài sản vùng bị ảnh hưởng xả lũ đến nơi an toàn theo phương án hậu phương đã được duyệt cho 12 xã của 2 huyện Nho Quan và Gia Viễn. Khẩn trương thu hoạch lúa, hoa màu, con nuôi, thủy sản. Khi đã xả tràn, nước lũ vẫn lên nhanh, có nguy cơ mất an toàn cho các tuyến đê thì vận hành xả tràn sự cố dài 612,3 m, theo phương án đã được duyệt để tiếp tục phân lũ, cắt lũ… Huy động mọi lực lượng tham gia hộ đê, đối phó với lũ; tập trung tổ chức di dân khỏi vùng phân lũ. Khi đã xả lũ qua tràn sự cố mà nước sông Hoàng Long vẫn lên nhanh, mực nước tại Bến Đế vượt trên mức +5,3m thì chủ động xả lũ tại vị trí tràn Đức Long - Gia Tường cũ, theo phương án dã được duyệt. Khi đã xả lũ qua vị trí Đức Long - Gia Tường mà nước sông Hoàng Long vẫn lên cao, gây mất an toàn cho các tuyến đê tả, hữu Hoàng Long, Đức Long, Gia Tường… huy động mọi lực lượng hộ đê, bảo vệ đê theo phương châm 4 tại chỗ; tổ chức tốt phương án cứu hộ, cứu nạn, hậu phương đã duyệt.
Trong công tác chống úng: Khi có mưa liên tục 3 ngày với lượng 150 mm ở đầu vụ hoặc 250 mm ở giữa vụ thì triển khai tốt phương án chống úng đã được duyệt, đảm bảo ăn chắc 100% diện tích gieo trồng. Mưa to liên tục 3 ngày, lượng trên 300 mm trở lên, tổ chức kiểm tra, khoanh vùng những nơi ăn chắc; huy động mọi lực lượng và nguồn lực tham gia chống úng, thu hoạch nhanh diện tích lúa đã chín, hoa màu đã đến thời kỳ… Đảm bảo ăn chắc 80% diện tích; vùng bị ngập úng nặng cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất diện tích mất trắng…
Về vật tư, phương tiện và lực lượng dự phòng về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của công tác PCLT & TKCN. Vật tư dự trữ do tỉnh quản lý gồm: 28.646 m3 đá hộc, 54.200 m2 bạt chống sóng, 408.775 bao tải, 5.050 m2 vải lọc, 2.859 bộ rọ thép, 13.967 kg dây thép…
Dự kiến huy động phương tiện của 16 đơn vị phục vụ cho công tác PCLT & TKCN gồm: 278 xe tải, 98 xe khách, 298 xe con, 30 xe cứu thương, 53 máy xúc và xe cẩu, 10 máy ủi, 24 tàu và ca nô, 16 xà lan, 57 xuồng máy, 122 thuyền máy, 279 nhà bạt, 4 phao bè… Ngoài lực lượng xung kích, thường trực phòng chống lụt bão của các cơ quan, đơn vị địa phương trong tỉnh còn hiệp đồng với các lực lượng của Quân đội với số lượng từ 1.300 - 1500 chiến sỹ để tham gia thường trực bảo vệ các vùng trọng điểm và ứng cứu các sự cố; hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân khi cần.
Đinh Chúc