Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Yên Mô khẳng định: vụ đông xuân 2012-2013, thời tiết tương đối thuận lợi, cùng với sự chuẩn bị khá tốt các điều kiện phục vụ sản xuất (làm đất, lấy nước, chuẩn bị giống, vật tư, phân bón…) tạo điều kiện cho bà con nông dân đẩy nhanh tiến độ gieo cấy và về đích sớm. Điểm nhấn trong vụ đông xuân năm nay tại Yên Mô là bà con nông dân đã tích cực chuyển đổi cơ cấu giống lúa theo hướng mở rộng diện tích gieo cấy lúa chất lượng cao, lúa nếp, góp phần tăng giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác. Diện tích lúa chất lượng cao, lúa nếp chiếm 49,9% diện tích, tăng 1,4% so với kế hoạch và tăng 4,1% so với vụ đông xuân năm trước. Các xã có diện tích gieo cấy lúa chất lượng cao chiếm tỷ lệ trên 70% diện tích là xã Yên Nhân (72,7%), Yên Mạc (84,1%). Bên cạnh đó, huyện Yên Mô cũng vận động, khuyến khích các xã đẩy mạnh biện pháp thâm canh theo phương thức gieo vãi lúa. Đây là biện pháp đã được nhân ra diện rộng ở nhiều địa phương trong huyện và trong tỉnh, có nhiều ưu điểm như: giảm công lao động, giảm chi phí, năng suất cao... Toàn huyện có 16/17 xã, thị trấn áp dụng và mở rộng phương thức gieo vãi lúa với tổng diện tích 1.439 ha chiếm 21,8% diện tích, tăng 719,5 ha so với vụ đông xuân năm trước. Các xã có diện tích gieo vãi chiếm tỷ lệ cao: Yên Từ (90,1%), Khánh Thượng (60,1%).
Sau khi gieo cấy, huyện Yên Mô đã chỉ đạo các đơn vị và bà con nông dân tập trung ngay vào công tác chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho lúa. Đối với công tác điều tiết nước, huyện chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ trong việc cung cấp điện, bơm nước kịp thời theo yêu cầu sản xuất, không để ruộng bị hạn. Các xã, thị trấn căn cứ vào điều kiện thực tế đơn vị mình chủ động tích trữ và điều tiết nước hợp lý theo yêu cầu sinh trưởng của cây trồng, tạo điều kiện cho cây lúa đẻ nhánh sớm, đẻ nhánh tập trung, đạt số dảnh hữu hiệu cao. Riêng đối với những diện tích lúa gieo vãi, giai đoạn cuối đẻ nhánh cần rút nước phơi ruộng từ 2-3 ngày để hạn chế đẻ nhánh vô hiệu, sau đó đưa nước ruộng vào tạo điều kiện cho bộ rễ lúa ăn sâu, tăng khả năng hút dinh dưỡng và chống đổ.
Phân bón làyếu tốquan trọng quyếtđịnh đến sinh trưởng, phát triển, tăng năng suất vàtăng sứcđề kháng của cây trồng với môi trường vàsâu bệnh, do đó huyện chỉđạo cácđơn vịchuyên môn tập trung hướng dẫn cho bàcon nông dân bón phân cânđối, bónđủ lượng, bón đúng kỹ thuật theo quy trình hướng dẫn của ngành nông nghiệp để lúa sinh trưởng và phát triển tốt, đạt năng suất cao.
Đối với công tác phòng trừ sâu bệnh, chuột hại, huyện chỉ đạo các HTX nông nghiệp duy trì tổ dự thính, dự báo, tham mưu chỉ đạo phòng trừ kịp thời khi sâu bệnh đạt tới ngưỡng gây hại, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Hiện nay, trên đồng ruộng chưa xuất hiện các đối tượng sâu bệnh gây hại nhưng có nhiều ốc, trứng ốc và chuột hại. Do đó, huyện đã chỉ đạo các đơn vị phát động nhân dân tăng cường thăm đồng bắt ốc và trứng ốc bươu vàng, chỉ sử dụng thuốc diệt ốc bươu vàng khi mật độ ốc quá cao. Phát động nhân dân diệt chuột đợt 2 và đợt 3 ngay khi gieo cấy xong bằng các biện pháp thủ công là chủ yếu, còn biện pháp dùng thuốc hóa học chỉ nên sử dụng các loại thuốc đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép tại Việt Nam như Rat - K 2% D, Klerat, thuốc sinh học...
Thờiđiểm này, trên các xứ đồng của huyện Yên Mô đều là màu xanh của lúa đang thời kỳ đẻ nhánh, bà con nông dân đang tập trung tỉa rặm lúa, bắt ốc bươu vàng và diệt chuột hại. Bà Lê Thị Cam, xóm 2, xã Mai Sơn đang làm cỏ lúa cho biết: Năm nay, bà con rất phấn khởi vì thời tiết thuận lợi, tiến độ gieo cấy được đẩy nhanh. Theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, gia đình tôi đã tập trung chăm sóc cho lúa ngay sau khi cấy xong. Đến nay, toàn bộ 5 sào lúa của gia đình đã cơ bản chăm sóc xong đợt 1, lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Cũng như gia đình bà Cam, hiện nay bà con nông dân trong xã, trong huyện đang tập trung cao cho công tác chăm sóc và phòng trừ sau bệnh cho lúa, phấn đấu giành một vụ xuân thắng lợi.
Bài, ảnh: Hồng Giang