Theo đó hoạt động phối hợp được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mỗi bên, phát huy tốt nhất quyền và trách nhiệm của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh và Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh trên các lĩnh vực công tác như: xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc; xây dựng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; giám sát hoạt động tư pháp, phản biện xã hội, đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật; kiểm sát hoạt động tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân và tuyển chọn kiếm sát viên.
Để thực hiện tốt công tác phối hợp, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân trong việc tham gia vận động thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; đấu tranh phòng ngừa và chống vi phạm pháp luật, tội phạm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; tuyên truyền động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiểm sát, giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân liên quan đến việc bảo vệ quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân để kiến nghị với Đảng, Nhà nước.
Sau khi quy chế phối hợp được ký kết và có hiệu lực thi hành từ ngày ký kết, lãnh đạo Ủy Ban MTTQ tỉnh và lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh sẽ chỉ đạo Ủy ban MTTQ các huyện, thị xã, thành phố và Viện Kiểm sát nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng quy chế phối hợp phù hợp với điều kiện của từng địa phương để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền và trách nhiệm của mỗi bên.
Trần Dũng-Anh Tuấn