Dự hội nghị còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; lãnh đạo các huyện, thành, thị ủy, đảng ủy trực thuộc; chuyên viên phụ trách công tác lịch sử Đảng các huyện, thành, thị ủy, đảng ủy trực thuộc.
Qua việc triển khai thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW của Ban Bí thư và Thông tri số 14-TT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nhận thức của cấp ủy và các cấp, các ngành và của cán bộ có liên quan đến công tác nghiên cứu, biên soạn và tuyên truyền lịch sử đảng bộ địa phương, lịch sử truyền thống được nâng lên.
Các cấp ủy đảng, chính quyền đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quan tâm tạo điều kiện đối với công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng. Số lượng các đơn vị xuất bản lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống cách mạng được xuất bản tăng lên.
Trong 10 năm (2002-2013), toàn tỉnh đã xuất bản 111 ấn phẩm lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống cách mạng. 100% huyện, thành phố, thị xã hoàn thành biên soạn, xuất bản lịch sử đảng bộ; 74% xã, phường, thị trấn đã biên soạn, xuất bản lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống cách mạng...
Các công trình nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ tỉnh, đảng bộ cấp huyện, cấp cơ sở có sự tiến bộ cả về số lượng và chất lượng. Nhìn chung các công trình đã biên soạn, xuất bản đảm bảo tính Đảng, tính khoa học, nội dung mang tính thống nhất chung với lịch sử toàn Đảng, đồng thời thể hiện rõ những nét đặc thù, độc đáo riêng của từng địa phương, đơn vị, góp phần làm rõ thêm lịch sử Đảng bộ tỉnh.
Nhiều công trình đã chú ý đến tổng kết thực tiễn lịch sử và kinh nghiệm địa phương, ngành, do vậy đã góp phần quan trọng vào công tác tư tưởng, lý luận, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ.
Cùng với việc biên soạn, xuất bản các ấn phẩm lịch sử, một số công trình lịch sử như: Nhà bia ghi tên Chủ tịch Hồ Chí Minh ở xã Lạng Phong (Nho Quan), Nhà tưởng niệm đồng chí Tạ Uyên- Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ ở xã Yên Mỹ (Yên Mô), Nhà tiếp khách tại khu mộ đồng chí Lương Văn Thăng- Bí thư chi bộ cộng sản đầu tiên của tỉnh Ninh Bình ở xã Quỳnh Lưu (Nho Quan) được xây dựng. Những công trình này là địa chỉ đỏ để góp phần giáo dục truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Bên cạnh đó, cấp ủy các cấp đã có sự quan tâm đầu tư về điều kiện, cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ cho công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng; tổ chức đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác lịch sử Đảng từ tỉnh đến cơ sở từng bước được củng cố, tăng cường...
Tại hội nghị, các đại biểu đã phát biểu tham luận làm rõ thêm kết quả đã đạt được, rút ra những bài học kinh nghiệm, những khó khăn, tồn tại trong quá trình tổ chức thực hiện Chỉ thị đồng thời đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa Chỉ thị 15-CT/TW trong thời gian tới.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Phan Tiến Dũng, TVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã đánh giá khái quát những kết quả đã đạt được trong 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW và chỉ ra một số tồn tại cần khắc phục.
Đồng chí đề nghị trong thời gian tới, các địa phương, cơ quan, đơn vị trong tỉnh cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trong tâm đó là: Cấp ủy các cấp cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) và Thông tri 14-TT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác lịch sử Đảng, phải coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác chính trị, tư tưởng.
Phòng lịch sử Đảng thuộc Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo các huyện, thành, thị ủy chỉ đạo bộ phận chuyên trách nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa về công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, đặc biệt là tích cực, chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền triển khai nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng, lịch sử ngành theo đúng kế hoạch, đảm bảo chất lượng.
Khi triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử, các cấp ủy đảng, các ngành phải thực hiện nghiêm túc các quy định, hướng dẫn của cấp trên, có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, xây dựng đề cương, tham khảo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo các huyện, thành, thị ủy để đảm bảo tính Đảng, tính khoa học, tính thống nhất, tránh sai sót.
Tích cực phổ biến, tuyên truyền, giáo dục lịch sử đảng bộ địa phương, lịch sử truyền thống bằng nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn như: tuyên truyền thông qua đội ngũ báo cáo viên các cấp.
Trường Đại học Hoa Lư, Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị các huyện, thành, thị ủy, ngành Giáo dục- Đào tạo có kế hoạch cụ thể nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập môn lịch sử Đảng; các tổ chức đoàn thể cần lồng ghép tuyên truyền về lịch sử Đảng trong các chương trình công tác để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, cho đoàn viên, hội viên.
Cấp ủy các cấp cần quan tâm, tạo điều kiện về kinh phí, phương tiện hoạt động, nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn và xuất bản lịch sử truyền thống cách mạng của cấp, ngành đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả...
Thùy Phương-Thế Minh