Hội nhập Quốc tế về lao động và xã hội nhằm phát huy tiềm năng nội lực, lợi thế của tỉnh, tranh thủ tối đa nguồn lực quốc tế thực hiện mục tiêu phát triển lao động-xã hội của tỉnh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Qua đó, tạo việc làm, phân công lại lao động, thúc đẩy thiết lập cơ cấu lao động theo định hướng thị trường, tăng thu nhập và nguồn thu ngoại tệ, nâng cao kinh nghiệm, kỹ năng và tác phong làm việc của người lao động, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là lao động trình độ cao, làm chủ các công nghệ - thiết bị tiên tiến trên thế giới, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn, đồng thời quảng bá hình ảnh về vùng đất, con người Ninh Bình với bạn bè trong nước và quốc tế.
Để thực hiện hiệu quả mục tiêu trên đây, trước hết cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, chú trọng công tác tuyên truyền tạo sự thống nhất cả về nhận thức và hành động trong việc triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ, kế hoạch của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và UBND tỉnh. Từng ngành, địa phương, đơn vị đều xây dựng chương trình hành động và thực hiện có hiệu quả các khâu đột phá chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Thực hiện có hiệu quả việc quản lý và điều hành nền kinh tế bằng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ điều tiết trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường, nhất là thị trường về lao động. Thường xuyên theo dõi, giám sát những biến động của thị trường lao động, đề xuất các giải pháp để điều tiết, phân bố lại lao động, giảm tiêu cực của thị trường lao động hoặc can thiệp làm sai lệch các quan hệ thị trường về lao động. Đảm bảo quản lý thống nhất về quy hoạch và định hướng phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn. Đề cao vai trò chủ động, tinh thần trách nhiệm nâng cao năng lực của từng cấp, từng ngành. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nhất là kỷ luật, kỷ cương về lao động, việc làm. Hoàn thiện và thực hiện tốt quy chế dân chủ, phản biện xã hội và giám sát công việc của chính quyền địa phương, nhất là Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội...
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường gắn với Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động, xã hội và phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và các chương trình dự án, nhất là các dự án về lao động và việc làm. Thực hiện nghiêm lộ trình xử lý các cơ sở gây ô nhiễm nhằm bảo đảm sức khỏe cho người lao động và nhân dân, nâng cao chất lượng môi trường và đảm bảo cân bằng sinh thái. Chú trọng chương trình trồng rừng, ngăn chặn nạn phá rừng, quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên, thiên nhiên... Phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường. Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững, từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch. Đẩy mạnh xã hội hóa trong quá trình thực hiện Chiến lược. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng có tầm chiến lược, liên quan đến các cấp, các ngành, các tổ chức, đơn vị đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị cao, sự phối kết hợp chặt chẽ, khoa học, đồng bộ để hội nhập quốc tế về lao động và xã hội thành công.
Nguyễn Kim