Việc tuyên truyền, PBGDPL được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm yêu cầu của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Các hình thức phổ biến, tuyên truyền pháp luật đa dạng, phong phú, phù hợp với từng địa bàn, đối tượng. Do vậy, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân có chuyển biến rõ rệt góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự của địa phương. Trong năm, hoạt động PBGDPL cho đối tượng đặc thù được Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp chú trọng thực hiện thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động, tư vấn pháp luật, cung cấp tài liệu bằng tiếng dân tộc; lồng ghép PBGDPL trong các hoạt động văn hóa truyền thống. Đối với việc PBGDPL cho người dân vùng dân tộc, miền núi, ven biển; người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS, dưới sự chỉ đạo của Hội đồng PBGDPL tỉnh, Hội Luật gia tỉnh tổ chức nhiều hội nghị phổ biến pháp luật cho người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; cấp phát 24 bộ tài liệu tiếng dân tộc cho người dân vùng dân tộc trong huyện Nho Quan; Hội Phụ nữ tỉnh tổ chức 105 buổi tuyên truyền và tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý lưu động cho 8.244 lượt người, tổ chức 1.450 buổi tuyên truyền pháp luật kết hợp nói chuyện về các nội dung bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, phòng, chống tội phạm, mua bán người, an toàn giao thông thu hút 90.000 lượt người tham dự; Trung tâm Trợ giúp pháp lý đã trợ giúp pháp lý cho 57 đối tượng là người dân tộc, 4 đối tượng là người khuyết tật, 2 đối tượng là nạn nhân của bạo lực gia đình. Với vai trò là cơ quan chủ trì thực hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các ngành tổ chức 25 hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lao động, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... cho gần 3.000 lượt người lao động; phổ biến pháp luật về thương mại, lao động, các chính sách về thuế cho hơn 892 lượt người; phát 29.000 tờ rơi, 5.000 tờ gấp, sổ tay tuyên truyền về ma túy, HIV/AIDS đến người lao động và người sử dụng lao động.
Trong năm, việc PBGDPL cho người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người bị phạt tù được hưởng án treo được quan tâm đúng mức. Trại tạm giam Công an tỉnh, Trại giam Ninh Khánh, Trường Giáo dưỡng số 2 - Bộ Công an đã phối hợp với Hội Luật gia tỉnh tổ chức tuyên truyền kết hợp trợ giúp pháp lý và tư vấn pháp luật cho 222 lượt phạm nhân; phối hợp với Công an tỉnh tổ chức các lớp học tái hòa nhập cộng đồng cho 92 phạm nhân thuộc diện xét, đề nghị đặc xá. Trung tâm Chữa bệnh giáo dục lao động xã hội (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội) tổ chức tập huấn cho 502 cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội cấp huyện, xã về các quy định của pháp luật, nội quy, quy chế đối với học viên của cơ sở cai nghiện bắt buộc. Phổ biến 187 tiết giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy, HIV/AIDS, giáo dục đạo đức cho trên 300 học viên đang điều trị tại Trung tâm; tổ chức 131 buổi phát thanh trực tiếp tại Trung tâm với nội dung tuyên truyền "Hãy nói không với ma túy".
Để thực hiện tốt công tác PBGDPL cho các đối tượng đặc thù, năm 2015 Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh tiếp tục chỉ đạo các địa phương, ban, ngành bảo đảm các nội dung PBGDPL được quy định trong Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó tập trung một số nhiệm vụ như: Phổ biến các văn bản pháp luật phục vụ cho Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV. Các ngành thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL cấp tỉnh, cấp huyện tiếp tục triển khai nhiệm vụ PBGDPL theo Đề án 16/ĐA-UBND của UBND tỉnh. Thực hiện có hiệu quả các Đề án: "Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp"; "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong các nhà trường"; "Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số"... Chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng đặc thù theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Phát huy hiệu quả PBGDPL qua hoạt động hòa giải ở cơ sở; tổ chức quán triệt nội dung Luật Hòa giải và các văn bản hướng dẫn thi hành.Thực hiện tốt công tác PBGDPL, bảo đảm nâng cao nhận thức cho người dân nhằm ổn định TTATXH, phục vụ tốt cho nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Trần Mạnh Dũng