tại hội trường, các đại biểu đã tập trung thảo luận về dự án Luật Điện ảnh sửa đổi. Các đại biểu Quốc hội bày tỏ sự lo ngại trước thực tế các kênh truyền hình Việt phiếu phim nước ngoài nhiều hơn phim Việt. Bên cạnh đó, nhiều phim Việt nhưng nội dung lại đang xa rời thực tế, xa lạ với cách sống của người lao động và thực tiễn Việt .
Các đại biểu đề nghị việc kiểm soát tỷ lệ phim Việt , chất lượng như thế nào so với phim nước ngoài cần phải được quy định cụ thể và có định hướng rõ ràng. Các đại biểu cũng kiến nghị Chính phủ cần có quy định chặt chẽ về đầu ra của phim truyền hình vì hiện nay việc quản lý chất lượng phim chiếu trên truyền hình đang có phần thả nổi. Nên xem xét đưa quy định về việc thành lập Hội đồng tư vấn cho giám đốc Đài PT-TH về chất lượng phim vào Luật Điện ảnh.
Các ý kiến góp ý, dự thảo Luật Điện ảnh cần quy định các đài PT-TH phải chiếu 30% phim của Việt . Bên cạnh đó, Chính phủ cũng phải có cơ chế, biện pháp thúc đẩy chất lượng phim Việt lên. Trong đó, đặc biệt lưu ý làm sao để mọi thành phần kinh tế được tham gia sản xuất, phát hành phim và không nên hạn chế tỷ lệ góp vốn 51% đối với người nước ngoài tham gia sản xuất phim Việt…
Buổi chiều cùng ngày, các đại biểu làm việc theo tổ để thảo luận về dự án Luật Di sản văn hóa sửa đổi. Đồng chí Đinh Văn Hùng, UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh điều hành thảo luận tổ đại biểu 4 tỉnh: Ninh Bình, Hà Giang, Bạc Liêu và Đồng Nai.
Các ý kiến thảo luận đánh giá cao và đồng tình với dự thảo Luật đã có quy định về việc bảo vệ các di tích chưa được xếp hạng. Đây là một quy định thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với các di sản văn hóa của dân tộc và là một bước tiến mới, là điều kiện quan trọng để làm tốt công tác bảo vệ các di sản văn hóa.
Đối với đối tượng di sản văn hóa phi vật thể được đề cập trong dự thảo Luật sửa đổi lần này cũng được các đại biểu tập trung cho ý kiến vì qua thảo luận, các đại biểu đều cho rằng quy định trong dự thảo Luật có một số điều đề cập đến văn hóa phi vật thể nhưng chưa thật đầy đủ, cụ thể. Do vậy, đề nghị Nhà nước phải có hình thức công nhận và "xếp hạng" như với văn hóa vật thể. Việc "ứng xử" đối với các di tích lịch sử văn hóa cũng được đề cập trong nội dung thảo luận tổ về việc bảo vệ, tôn tạo, tu bổ, phục hồi các di tích.
Mặc dù có quan điểm và ý kiến khác nhau về quy định "bảo vệ nguyên trạng" và "bảo vệ nghiêm ngặt" nhưng các đại biểu đều kiến nghị Luật sửa đổi cần quy định chặt chẽ hơn về vấn đề này để ngăn chặn việc tu bổ, sửa chữa làm thay đổi, biến dạng hiện trạng gốc của di sản.
Các ý kiến cũng đề nghị Luật sửa đổi, bổ sung phải bổ sung thêm một số nội dung như: thiếu tiêu chí xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt để Nhà nước có thể tập trung đầu tư kinh phí hợp lý do những di tích thật sự quý giá, bổ sung quy định công nhận và xếp hạng những di tích có giá trị trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người quản lý di tích không chủ động đề nghị xếp hạng di tích, thậm chí muốn rút khỏi danh sách đã được xếp hạng…
Bùi Diệu