Đồng chí Đinh Văn Hùng, UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh điều hành thảo luận tổ đại biểu 4 tỉnh: Ninh Bình, Hà Giang, Bạc Liêu và Đồng Nai.
Phần thảo luận về nội dung Đề án đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2009- 2014 đã thu hút sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội trong tổ. Nội dung được các đại biểu đề cập nhiều nhất về Đề án này chính là vấn đề học phí và chất lượng giáo dục hiện nay.
Theo tờ trình của Chính phủ về đề án này thì chế độ học phí được thực hiện từ năm 1998 đến nay vẫn chưa thay đổi, nhưng từ năm 2000 đến 2008 mức giá tiêu dùng đã tăng 1,84 lần. Do đó, việc tăng học phí là vấn đề cần phải thực hiện, tuy nhiên, các đại biểu lưu ý cần cân nhắc kỹ mức tăng học phí bởi vì Việt nam vừa thoát ra khỏi danh sách các nước kém phát triển, nhiều người dân và đồng bào khu vực miền núi, nông thôn chỉ đủ ăn.
Đối với giáo dục mầm non và phổ thông, nếu áp dụng ngay từ đầu mức học phí trần như đề xuất trong Đề án thì mức tăng quá lớn và đột ngột đối với một số địa phương và một bộ phận gia đình học sinh. Các đại biểu kiến nghị nên có lộ trình tăng dần từng năm và mức học phí trần dự kiến chỉ nên áp dụng vào năm cuối của Đề án…
Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng giáo dục, các đại biểu đề nghị cần thực hiện tốt chính sách với giáo viên, nhất là giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, xem xét lại chính sách ưu tiên đào tạo nhân lực cho ngành giáo dục, nếu chúng ta thực hiện miễn giảm học phí cho sinh viên sư phạm sẽ xảy ra bất hợp lý và bất công. Vì hiện nay, nhiều sinh viên sư phạm ra trường lại chuyển sang ngành khác công tác, chứ không theo ngành sư phạm.
Các ý kiến cũng nêu đề xuất cần tập trung nâng cao chất lượng các trường công lập để các trường công lập phải là trụ cột của ngành giáo dục. Nhiều đại biểu đồng tình với nội dung nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo cơ hội học tập cho nhiều đối tượng trong xã hội. Đó là: ưu tiên ngân sách Nhà nước cho giáo dục ở vùng khó khăn; miễn, giảm học phí tiểu học cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, gia đình chính sách; giảm học phí cho học sinh gia đình cận nghèo, tiếp tục chính sách cho vay vốn học tập…
Đối với dự án Luật cơ yếu, các đại biểu nhấn mạnh đến tính cần thiết của việc ban hành Luật sẽ tạo cơ sở pháp lý để xây dựng ngành cơ yếu chính quy, hiện đại, vững mạnh về mọi mặt, đủ sức hoàn thành những nhiệm vụ mới do Đảng và Nhà nước giao.
Các đại biểu đó thảo luận làm rừ một số nội dung như: Hoạt động cơ yếu là hoạt động cơ mật đặc biệt thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia, sử dụng mật mó để bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước, nên phạm vi điều chỉnh của dự án luật chỉ nên quy định về cơ yếu và hoạt động cơ yếu. Cũn cỏc hoạt động mật mó bảo vệ thụng tin khụng thuộc phạm vi bớ mật Nhà nước thỡ chỉ đưa ra quy định có tính nguyên tắc và giao Chính phủ quy định cụ thể trong điều khoản thi hành.
Các đại biểu cũng làm rừ chức năng quản lý Nhà nước đối với Ban Cơ yếu Chính phủ chỉ có thể do một cơ quan cấp bộ có đủ thẩm quyền trong việc giúp Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về cơ yếu đảm trách và trong thực tế là Bộ Nội vụ. Ngoài ra, một số chế độ, chính sách đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu cũng được nhiều đại biểu quan tâm nêu ý kiến...
Bùi Diệu