Năm 2015, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 11.053 ha, sản lượng thủy sản nuôi đã đạt 15.290 tấn, nhiều đối tượng thủy sản có giá trị và hiệu quả kinh tế cao đã được đưa vào nuôi thương phẩm bán thâm canh và thâm canh như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, ngao, hàu, cá bớp, cá chép, cá trắm đen, trắm cỏ, rô phi đơn tính... Đất đai mặt nước bước đầu đã được khai thác có hiệu quả theo mô hình sản xuất trang trại và gia trại.
Khai thác và phát triển nguồn lợi thủy sản đã có khởi sắc, chính sách đóng tàu khai thác thủy sản xa bờ theo Nghị định 67 của Chính phủ đang được vận dụng một cách linh hoạt, đến nay đang triển khai đóng mới được 4 tàu hành nghề lưới rê có công suất tàu trên 1035 mã lực, các tàu nhỏ hoạt động ven bờ đã giảm từ 140 chiếc xuống 95 chiếc do chuyển dần sang hoạt động dịch vụ nuôi trồng thủy sản hoặc nâng công suất để vươn khơi.
Thủy sản Ninh Bình đã có bước phát triển mạnh, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều tồn tại và thách thức trong những năm sắp tới. Thách thức lớn nhất là sản xuất thủy sản cơ bản vẫn trong tình trạng kinh tế hộ nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ cao, ngày càng bộc lộ những hạn chế, yếu kém, cản trở quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành, khó tạo ra cơ hội sản xuất hàng hóa có tính cạnh tranh cao.
Tiếp đó là biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng phức tạp khôn lường đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất theo vùng để có cơ hội đầu tư chiều sâu đủ để thích ứng với biến đổi khí hậu, thời tiết. Bên cạnh đó, chúng ta đang trong quá trình hội nhập sâu rộng cả ở trong nước và thế giới nên cần phải có mô hình sản xuất có sự gia tăng về giá trị, tăng trưởng cao, bền vững để sản xuất ra những hàng hóa có tính thương hiệu đặc thù vùng, miền với chi phí giá thành thấp, có sức cạnh tranh cao trên thị trường khu vực và quốc tế.
Thách thức nữa là hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về thủy sản của tỉnh hết sức bất cập, hầu hết nhiệm vụ từ cấp huyện trở xuống đều do cán bộ không có chuyên môn đảm nhiệm, hoặc nay người này mai người khác.
Trước những thách thức đó đòi hỏi ngành Thủy sản Ninh Bình phải tham mưu cho các cấp, các ngành ở địa phương vận dụng hợp lý các chính sách nhằm tạo ra chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủy sản theo xu hướng bền vững và hiệu quả, từng bước tổ chức lại sản xuất thủy sản tỉnh nhà thoát ra khỏi sản xuất kinh tế hộ nhỏ lẻ, chuyển vững chắc sang sản xuất hàng hóa theo mô hình trang trại, gia trại và những vùng tập trung chuyên canh có sức cạnh tranh cao theo Quyết định số 1111/QĐ-UBND ngày 26-12-2014 của UBND tỉnh ban hành Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2015-2020.
Để thực hiện tái cơ cấu thủy sản cần phải triển khai ngay một số nhiệm vụ trọng tâm, trước hết phải tăng cường công tác thông tin tuyên truyền cho mọi cá nhân, đơn vị hiểu được tái cơ cấu ngành Thủy sản tỉnh Ninh Bình là cấp thiết. Trọng tâm cần tuyên truyền cho mọi người hiểu được các chính sách Nhà nước thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp là những cơ hội và lợi thế lớn cho phát triển thủy sản.
Nhiệm vụ thứ hai là thực hiện rà soát điều chỉnh quy hoạch ngành Thủy sản cho phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh và cả nước, rà soát lại nguồn quỹ đất sản xuất thủy sản, xác định rõ các vùng đất tập trung chuyên canh thủy sản để có chính sách đầu tư chiều sâu theo các dự án tập trung.
Với diện tích 3.287 ha vùng bãi ngang chuyên sản xuất tôm, cua...; từ 4.000-6.000 ha vùng Cồn Nổi tập trung nuôi ngao. Đối với diện tích khoảng 3.000 ha các vùng đất trũng của huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư cần sớm có cơ chế tích tụ ruộng đất mở đường cho việc đầu tư chiều sâu.
Bên cạnh đó cần đánh giá chính xác hiệu quả sản xuất thủy sản của gần 10.000 ha đất ruộng cấy lúa kết hợp với sản xuất thủy sản. Chủ động đánh giá lại khả năng tận dụng 1.540 ha mặt nước hồ thủy lợi, hàng trăm km sông nước chảy để nuôi thủy sản lồng; đánh giá vận dụng chính sách đóng tàu theo Nghị định 67 để tăng đội tàu khai thác hải sản của tỉnh lên 20-30 chiếc; mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư nguồn lực lao động kỹ thuật cùng với công tác quản lý Nhà nước của ngành, chỉ ra những bất cập trong tổ chức thực hiện.
Nhiệm vụ thứ ba là thực hiện đổi mới và đa dạng hóa các hình thức liên kết sản xuất, gắn kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản, trong đó hai khâu dịch vụ cung ứng giống, thức ăn và tổ chức tiêu thụ sản phẩm hiện rất yếu, cần có sự vào cuộc quyết liệt của Nhà nước, trong đó cần tập trung phát triển các tổ dịch vụ có tính pháp lý phù hợp, nhất là các tổ hợp tác và các hợp tác xã thủy sản, hoặc các doanh nghiệp. Thực hiện tập trung nguồn lực, thu hút đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản có trọng tâm, trọng điểm n
Trần Đức Sáng(Chi cục Thủy sản Ninh Bình)