Tổ chức tôn nghiêm, trang trọng Lễ Khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025
Đêm 11/2 (tức 14 tháng Giêng Ất Tỵ), tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đền Trần, phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định) đã diễn ra Lễ Khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Có 5.083 kết quả được tìm thấy
Đêm 11/2 (tức 14 tháng Giêng Ất Tỵ), tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đền Trần, phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định) đã diễn ra Lễ Khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Ninh Bình là vùng đất của di sản. Nơi đây không chỉ có hệ thống các di tích có giá trị cao về lịch sử, mỹ thuật, kiến trúc… mà còn có các di sản văn hóa phi vật thể quý giá. Một trong những di sản đó chính là thơ.
Hàng năm, vào đầu Xuân mới, tại Khu di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đặc biệt Đền Trần - Chùa Phổ Minh (Chùa Tháp), phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định), chính quyền địa phương và dân làng Tức Mặc lại tổ chức Lễ hội Khai ấn Đền Trần (từ ngày 11 đến 16 tháng Giêng) trang trọng với ý nghĩa nhân văn to lớn: cầu cho “Quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, thịnh trị”, mọi nhà chung hưởng lộc ấn Đền Trần, mọi người bước vào năm mới mạnh khoẻ, lao động hăng say, học tập, công tác tốt.
Sáng 10/2 (ngày 13 tháng Giêng âm lịch), tại đình làng Nộn Khê (xã Yên Từ), UBND huyện Yên Mô tổ chức Lễ công bố quyết định và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Báo bản làng Nộn Khê, kỷ niệm 555 năm thành lập làng và khai hội năm 2025.
Cồn Nổi đang được đầu tư xây dựng thành một điểm du lịch nghỉ dưỡng. Tiếng Mòng biển, tiếng chim Diệc, Cò và Vạc gọi nhau, cùng nhau kiếm ăn trên bãi biển cho thấy Cồn Nổi sẽ trở lại sự trù phú vốn có…
Theo trang en.tempo.co (Indonesia), năm 2024, lượng khách du lịch đến Việt Nam sau đại dịch COVID-19 đã phục hồi 98%, là mức độ phục hồi cao nhất ở Đông Nam Á. Ở vị trí thứ hai là Malaysia (94%), Thái Lan (88%), Singapore (86%), Indonesia (86%) và Philippines (72%).
Với sứ mệnh trở thành trái tim của Đô thị di sản thiên niên kỷ, một trung tâm du lịch cấp quốc gia, mang tầm quốc tế, thành phố Hoa Lư đang nỗ lực định hình lại diện mạo đô thị. Một trong những trọng tâm chính là việc tạo lập không gian xanh, kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện đại và bản sắc văn hóa truyền thống. Để tìm hiểu sâu hơn về nội dung này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với đồng chí Bùi Thiện Thi, Tỉnh uỷ viên, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố Hoa Lư.
Khi phát hiện dấu hiệu lừa đảo, du khách cần thông báo ngay cho cơ quan công an hoặc cần hỗ trợ thông tin về sản phẩm dịch vụ du lịch hãy trực tiếp liên hệ số Hotline hỗ trợ khách du lịch 19000117 của Sở Du lịch Ninh Bình.
Trong không khí náo nhiệt của ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng Âm lịch) trên địa bàn tỉnh, bên cạnh việc mua vàng để cầu may mắn, những sản phẩm “ăn theo” dịp này cũng đã tạo nên thị trường sôi động với nhiều mặt hàng hấp dẫn. Ngoài bánh kem hình Thần tài, người tiêu dùng còn săn đón các sản phẩm như bánh hình thỏi vàng, hũ gạo bằng vàng, bao lì xì Thần tài...
Ngày vía Thần Tài theo truyền thống dân gian là ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch hằng năm. Vào ngày này, mọi người sẽ trang hoàng nhà cửa sạch sẽ, bày biện mâm cúng để cảm tạ những phước lành mà Thần Tài mang đến cho năm trước và cầu mong sự may mắn về tài lộc cho năm sau. Nhiều người cho rằng ngày vía Thần Tài nên mua vàng để cả năm may mắn. Qua đó giá vàng ngày vía Thần Tài tăng qua từng năm.
Trong những ngày đầu năm 2025, Liên đoàn các đại lý du lịch Ấn Độ (TAFI) đã khảo sát một số sản phẩm du lịch tiêu biểu của tỉnh Ninh Bình nhằm tìm kiếm và mở rộng cơ hội xúc tiến, phát triển du lịch giữa Việt Nam-Ấn Độ. Với hơn 1.600 thành viên, đây là tổ chức chuyên nghiệp của các đại lý du lịch có vai trò điều phối các phân khúc khác nhau của ngành Du lịch Ấn Độ.
Sáng 6/2 (tức mùng 9 tháng Giêng), nhân dịp đầu Xuân Ất Tỵ, các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy đã đi thăm, kiểm tra, động viên sản xuất tại một số nhà máy, điểm du lịch, công trình trọng điểm, mô hình nông nghiệp tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. Cùng đi có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, lãnh đạo HĐND, UBND, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương.
Mùa xuân với nhiều lễ hội truyền thống trải dài từ tháng Giêng đến tháng 3, tháng 4 âm lịch đã đưa Ninh Bình trở thành điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước, là sự trở về của nhiều người con xa quê. Về với lễ hội đầu xuân, với nhiều người là sự trở về với nguồn cội…
Nhân dịp đầu Xuân năm mới Ất Tỵ 2025, sáng 5/2, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).
Có những đóa hoa âm thầm tỏa ngát hương thơm, không rực rỡ nhưng lại mang vẻ đẹp kiên cường. Anh Trần Tuấn Đạt và Lê Văn Lịch là hai người bạn như thế. Như những đoá hoa mùa xuân, họ vẫn đang từng ngày nỗ lực, cố gắng để tỏa sáng, truyền cảm hứng và thắp lên ngọn lửa hy vọng cho những người khuyết tật có hoàn cảnh tương tự.
Với riêng du lịch Ninh Bình, những tín hiệu tích cực đã được ghi nhận, với mức tăng trưởng 17% lượt khách và gần 20% doanh thu so với cùng kì năm trước.
Ngày 3/2, thông tin từ của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngành Du lịch tăng trưởng mạnh mẽ với khoảng 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng 19% so với cùng kỳ 2024.
Sáng 3/2 (tức mùng 6 Tết Ất Tỵ), Lễ hội chùa Hương 2025 chính thức được khai hội với chủ đề "Lễ hội chùa Hương điểm đến du lịch, văn hóa, truyền thống Việt”.
Nhìn lại chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam trong 95 năm qua, Đảng ta luôn được nhân dân tin yêu, đùm bọc, giúp đỡ, thừa nhận là Đảng của chính mình, trìu mến gọi bằng hai chữ thân thương “Đảng ta”. Với vị trí, vai trò to lớn của Đảng và những thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo, không một thế lực thù địch nào có thể xuyên tạc, phủ nhận được niềm tin vững chắc của nhân dân với Đảng trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta.
Mùa Xuân là mùa du lịch Ninh Bình bước vào thời điểm đẹp nhất, nhộn nhịp nhất trong năm. Với những chuyến du xuân thuận lợi trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ đã mang đến những tín hiệu tốt lành về một năm nhiều khởi sắc và thành công của ngành Du lịch Ninh Bình.
Trong bối cảnh phát triển mạnh các ngành công nghiệp văn hóa như hiện nay, nhiều loại hình văn hóa bản địa đã được phục dựng, gìn giữ và phát huy giá trị, trở thành điểm nhấn quan trọng trong các chương trình quảng bá, giới thiệu văn hóa, tạo sức hút riêng cho du lịch địa phương.
Tết Nguyên đán là dịp để các gia đình tụ họp con cháu, bạn bè gặp mặt, khách du lịch về tham quan, chiêm bái đầu xuân… nên lượng thực phẩm được tiêu dùng dịp này tăng cao so với mọi thời điểm trong năm. Đây là lúc cần quan tâm phòng, chống ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Những ngày đầu Xuân mới Ất Tỵ 2025, Khu di tích lịch sử, văn hóa đền Trần - Chùa Tháp, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định đón hàng nghìn lượt khách đến thăm quan, chiêm bái, du xuân. Đây là một nét đẹp văn hóa đặc trưng không thể thiếu của người dân mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Sau 5 năm triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), các sản phẩm đặc trưng của tỉnh đã phát triển cả về số lượng và chất lượng. Hương vị quê nhà, hơi thở lịch sử và sự tinh tế của bàn tay người thợ... hội tụ trong từng sản phẩm OCOP không chỉ giúp hấp dẫn, cuốn hút khách hàng mà còn là một kênh truyền thông cho văn hóa địa phương, mời gọi du khách về với miền đất Cố đô.
Kế thừa truyền thống lịch sử, lý tưởng cách mạng sáng ngời của lớp lớp thế hệ cha anh đi trước, tuổi trẻ Ninh Bình hôm nay đang phát huy sức trẻ, xung kích, tình nguyện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, là “mùa xuân” của đất nước.