Theo đó, Ban Chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh yêu cầu Ban Chỉ huy PCLB & TKCN các huyện, thành phố, thị xã; lãnh đạo các sở, ban, ngành, các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; tìm mọi biện pháp thông báo, kiên quyết kêu gọi toàn bộ tàu thuyền đang hoạt động trên biển về bờ hoặc đến nơi trú tránh an toàn xong trước 7h ngày 10/11; thực hiện cấm biển và kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền hoạt động ven biển, cửa sông; có biện pháp đảm bảo an toàn cho các lồng bè nuôi trồng thủy hải sản; tuyệt đối không để người ở lại trên tàu thuyền, lồng bè. Kiểm tra đảm bảo an toàn cho các tuyến đò ngang, đò dọc; tạm ngừng hoạt động các tuyến đò kể từ 10h ngày 10/11 đến khi bão tan.
Tổ chức chặt tỉa cây cối, chằng chống nhà cửa, công trình, kho tàng, trường học, bệnh viện… xong trước 14 giờ ngày 10/11; bảo vệ an toàn tài sản của nhà nước và nhân dân. Hoãn các cuộc họp không cần thiết để tập trung chỉ đạo phòng chống bão lũ; thông báo cho các trường học trên địa bàn tỉnh cho học sinh nghỉ học đến khi bão tan.
Khẩn trương tổ chức phương án di dân khu vực ngoài đê Bình Minh II và di dân các khu vực cửa sông, vùng thấp trũng có nguy cơ sạt lở đất đến nơi tránh trú bão an toàn xong trước 7h ngày 10/11. Triển khai và rà soát ngay các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét, lũ ống để chủ động sơ tán, di dời dân đảm bảo an toàn.
Rà soát, kiểm tra và triển khai ngay các biện pháp bảo vệ an toàn đê điều, hồ đập, các trọng điểm xung yếu theo phương án đã được phê duyệt; thực hiện xả nước đón lũ ở các hồ chứa thủy lợi nhằm đảm bảo an toàn cho các công trình và khu dân cư; kiểm tra thực hiện tốt phương án thông tin cảnh báo, phương án sơ tán dân khu vực nguy hiểm khi xả lũ. Theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, mưa, lũ sau bão; triển khai phương án chủ động tiêu thoát nước tại các đô thị và khu dân cư; chủ động tiêu úng ở các vùng trũng thấp và có biện pháp chống ngập để bảo đảm sản xuất vụ Đông.
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ cứu nạn để kịp thời ứng cứu; chuẩn bị lực lượng, phương tiện để hướng dẫn và kiểm soát giao thông tại các tuyến đường bị ngập sâu, khu vực ngầm tràn qua sông, suối, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, đồng thời thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh, trật tự trước, trong và sau bão.
Các thành viên Ban chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh, Thủ trưởng các ngành đã phân công phụ trách huyện, thị, thành phố khẩn trương xuống địa bàn để chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Báo Ninh Bình, Cổng Thông tin Điện tử Ninh Bình thường xuyên đưa tin; Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình liên tục phát sóng 30 phút/lần về diễn biến của bão, mưa lũ và các chỉ đạo của cơ quan chức năng để các địa phương và nhân dân biết, chủ động phòng tránh.
Đến 5 giờ ngày 10/11, các thành viên Ban chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh, Thủ trưởng các ngành đã phân công phụ trách huyện, thị, thành phố khẩn trương xuống địa bàn để chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Các huyện, thị xã, thành phố, các ngành, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã triển khai nghiêm túc theo nội dung các Công điện của Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh sẵn sàng ứng phó với diễn biến của cơn bão số 14.
Thời điểm trước bão, toàn tỉnh hiện có gần 100 phương tiện với hơn 200 lao động hoạt động trên sông, biển. Đến sáng ngày 10/11, hầu hết đã được kêu gọi vào nơi trú ẩn an toàn; còn hơn 10 phương tiện đang tiếp tục được kêu gọi vào bờ tránh bão. UBND huyện Kim sơn đã phối hợp với các ngành tổ chức phương án di dân khu vực Cồn Nổi, ngoài đê Bình Minh III và đê Bình Minh II. Kết quả: Khu vực Cồn Nổi và ngoài đê Bình Minh III đã di chuyển 300/392 lao động vào trú bão an toàn; Khu vực từ ngoài đê BM2 đến đê BM3 896 người vào nơi trú bão an toàn. UBND huyện Kim Sơn đang tập trung chỉ đạo yêu cầu các lao động vào nơi tránh trú bão an toàn.
Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình, Báo Ninh Bình, Cổng Thông tin Điện tử Ninh Bình liên tục đưa tin, phát sóng về diễn biến của bão, mưa lũ và các chỉ đạo của cơ quan chức năng để các địa phương và nhân dân biết, chủ động phòng tránh.
Sở Nông nghiệp và PTNT, các địa phương và Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh đã đã chủ động triển khai ngay biện pháp chống úng; tổ chức rà soát, kiểm tra công tác đảm bảo an toàn hồ chứa trong đó đặc biệt là hồ Yên Quang, hồ Yên Đồng, hồ Thường Xung.
Đã vận hành thử 14 cửa tràn Lạc Khoái, sẵn sàng xả lũ; chủ động tiêu úng các khu vực thấp trũng đảm bảo an toàn cho diện tích cây vụ đông; sẵn sàng phương án hạ thấp ngưỡng tràn khi cần thiết. Đồng thời thông báo, yêu cầu 14 hộ dân còn trong lòng hồ Thường Xung đến nơi tránh trú an toàn. Công ty Điện lực Ninh Bình cũng đã chủ động triển khai biện pháp chống úng, đảm bảo cung cấp điện phục vụ PCLB.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ cứu nạn để kịp thời ứng cứu; chuẩn bị lực lượng, phương tiện để hướng dẫn và kiểm soát giao thông tại các tuyến đường bị ngập sâu, khu vực ngầm tràn qua sông, suối, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.
Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải, UBND thành Phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp đã bố trí lực lượng, phương tiện để hướng dẫn và kiểm soát giao thông tại các điểm thường bị ngập sâu như: Khu vực đầu cầu Non Nước, khu nhà máy xi măng Hướng Dương thị xã Tam Điệp.
Các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức chằng chống nhà cửa, công trình, kho tàng, trường học, bệnh viện … để đảm bảo an toàn tài sản của nhà nước và nhân dân. Đã thông báo cho các chủ đầu tư tạm ngừng các công trình đang thi công dở dang, tiến hành chằng chống nhà cửa nhất là các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh và các huyện, thành phố, thị xã; chính quyền các địa phương hiện đang chỉ đạo tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, mưa, lũ; chủ động tiêu thoát nước tại các đô thị và khu dân cư; chủ động tiêu úng ở các vùng trũng thấp và có biện pháp chống ngập để bảo đảm sản xuất vụ Đông, diện tích nuôi trồng thủy sản; khẩn trương hoàn thành phương án di dân; đồng thời tập trung ổn định, đảm bảo an toàn cho nhân dân tại nơi tránh trú bão; tiếp tục rà soát, đảm bảo không còn người tại khu vực nguy hiểm.
Tăng cường kiểm tra và triển khai các biện pháp bảo vệ bảo vệ an toàn đê điều, hồ đập, các trọng điểm xung yếu theo phương án đã được phê duyệt; thực hiện xả nước đón lũ ở các hồ chứa thủy lợi nhằm đảm bảo an toàn cho các công trình và khu dân cư; kiểm tra thực hiện tốt phương án thông tin cảnh báo, phương án sơ tán dân khu vực nguy hiểm khi xả lũ. Chỉ đạo các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án đảm bảo an toàn cho các công trình đang thi công; duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu kịp thời khi có yêu cầu.
Khẩn trương tổ chức chằng chống nhà cửa, công trình, kho tàng, trường học, bệnh viện … đảm bảo đúng thời gian yêu cầu trước 14 giờ ngày 10/11 để đảm bảo an toàn tài sản của nhà nước và nhân dân.
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ cứu nạn để kịp thời ứng cứu; chuẩn bị lực lượng, phương tiện để hướng dẫn và kiểm soát giao thông tại các tuyến đường bị ngập sâu, khu vực ngầm tràn qua sông, suối, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện. Đồng thời thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh, trật tự trước, trong và sau bão.
Bố trí trực ban 24/24h, thường xuyên theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến của cơn bão số 14 để đối phó và xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra.
P.V