Phóng viên (P.V): Bác sỹ có nhận định như thế nào về tình hình dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay?
Bác sỹ Lê Hoàng Nam: Tính đến 31/10/2020, lũy tích số người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh là 3.044 người. Trong đó, số người nhiễm HIV còn sống là 1.773, số người nhiễm HIV chưa được điều trị là 373; số trường hợp tử vong là 1.271 người.
Hiện toàn tỉnh đang điều trị miễn phí thuốc kháng vi rút (ARV) cho 1.400 người (bao gồm cả bệnh nhân có hộ khẩu tại Ninh Bình đang điều trị tại tỉnh ngoài); điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho 813 người. Tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư là 0,17%. HIV/AIDS đã có ở 8/8 huyện, thành phố và 141/143 xã, phường, thị trấn trong tỉnh.
Có thể nói, dịch HIV/AIDS tại tỉnh Ninh Bình đã được kiềm chế ở mức độ thấp. Số người mới phát hiện nhiễm HIV đã giảm trong những năm gần đây, nhưng vẫn chưa đủ bền vững. Xu hướng lây qua các nhóm nguy cơ cao tăng lên, đặc biệt nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), phụ nữ bán dâm. Sự gia tăng số người nhiễm HIV nguyên nhân chủ yếu do một bộ phận người dân chưa có nhận thức đúng đắn về HIV/AIDS nên việc thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS cho người thân và cộng đồng còn hạn chế.
Điều đó có nghĩa là, mặc dù chúng ta đã làm giảm được tốc độ lây lan của HIV, nhưng dịch HIV/AIDS vẫn diễn biến khó lường và tiềm ẩn các yếu tố có thể gây bùng phát dịch nếu chúng ta không có những biện pháp ứng phó toàn diện và quyết liệt hơn. Do vậy, kiểm soát sự lây nhiễm HIV trong cộng đồng vẫn tiếp tục là một trong những mục tiêu ưu tiên của Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
P.V: Thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã triển khai các hoạt động trọng tâm gì trong chương trình phòng, chống HIV/AIDS, thưa bác sĩ?
Bác sỹ Lê Hoàng Nam: Thời gian qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi, trong đó đẩy mạnh truyền thông giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm hoặc người có liên quan đến HIV/AIDS. Tổ chức can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV, trong đó có hoạt động trao đổi bơm kim tiêm sạch, điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho người nghiện chích ma túy...
Đồng thời, quan tâm chăm sóc điều trị bệnh nhân HIV/AIDS bằng thuốc ARV, bao gồm điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, điều trị phơi nhiễm HIV và điều trị trước phơi nhiễm HIV. Tổ chức giám sát và đánh giá các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, trong đó tăng cường tư vấn xét nghiệm phát hiện, xét nghiệm khẳng định HIV. Nâng cao năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS tới tận xã, phường, thị trấn...
Để thực hiện được các hoạt động, mục tiêu đề ra, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã tranh thủ các nguồn lực từ Dự án thuộc Chương trình mục tiêu y tế - dân số, Đề án đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020 tỉnh Ninh Bình; Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS và các nguồn ngân sách hợp pháp khác để triển khai thực hiện, từng bước đạt được các mục tiêu đề ra, hướng tới hoàn thành mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020.
Trong đó, với mục tiêu 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng bệnh của mình, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tăng cường công tác truyền thông, cung cấp dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện tại các cơ sở y tế, tại cộng đồng cho các đối tượng đích (người nghiện chích ma túy, gái mại dâm, nam quan hệ tỉnh dục đồng giới và vợ/chồng/bạn tình của các đối tượng trên). Mở rộng phòng xét nghiệm HIV khẳng định tại tuyến huyện.
Với mục tiêu 90% số người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV, ngành Y tế đã tăng cường tư vấn tuân thủ điều trị, truyền thông về hiệu quả của điều trị ARV sớm, lợi ích của việc tham gia BHYT, tăng cường việc tìm ca nhiễm mới kết nối vào điều trị ARV... Đến tháng 10/2020, số bệnh nhân đang điều trị HIV/AIDS có thẻ BHYT là 1.176/1.233, chiếm 95,3% (không bao gồm bệnh nhân trong Trại giam Ninh Khánh).
Đối với mục tiêu 90% số người nhiễm HIV đang điều trị ARV có xét nghiệm đo tải lượng vi-rút dưới ngưỡng ức chế (<1.000 bản="" copies/1ml="" máu),="" từ="" năm="" 2020,="" tất="" cả="" các="" cơ="" sở="" điều="" trị="" hiv/aids="" trên="" địa="" bàn="" tỉnh="" đã="" cung="" cấp="" dịch="" vụ="" xét="" nghiệm="" đo="" tải="" lượng="" vi="" rút="" và="" xét="" nghiệm="" tế="" bào="" cd4="" cho="" người="" bệnh="" và="" được="" thanh="" toán="" qua="" nguồn="" bhyt="" theo="" qui="" định="" của="" bộ="" y="" tế.="" các="" cơ="" sở="" điều="" trị="" hiv/aids="" đã="" ký="" hợp="" đồng="" mua="" dịch="" vụ="" xét="" nghiệm="" đo="" tải="" lượng="" hiv="" và="" đếm="" tế="" bào="" cd4="" cho="" bệnh="" nhân="" đang="" điều="" trị="" arv="" và="" thanh="" toán="" với="" cơ="" quan="" bảo="" hiểm="" xã="">
P.V: Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (1/12) năm nay được tỉnh ta triển khai tập trung vào những hoạt động trọng tâm gì, thưa bác sỹ?
Bác sỹ Lê Hoàng Nam: Thực hiện Công văn số 5568/BYT- AIDS ngày 14/10/2020 của Bộ Y tế và Công văn số 3697/BCĐ-NVY ngày 19/10/2020 của Sở Y tế Ninh Bình về việc triển khai Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, hướng tới hoàn thành mục tiêu 90-90-90 năm 2020 và chấm dứt đại dịch AIDS vào năm 2030, tỉnh Ninh Bình tập trung vào những hoạt động như: Tập trung truyền thông, tuyên truyền dưới mọi hình thức, như phát thanh, truyền hình, đăng báo, trên pa nô, áp phích, tờ rơi, khẩu hiệu,… Đồng thời, tổ chức các buổi truyền thông lưu động, truyền thông trực tiếp về phòng, chống HIV/AIDS trong các hội thảo, hội nghị, nói chuyện chuyên đề… Phối hợp với các sở, ban ngành, đoàn thể kết hợp tuyên truyền để người dân hiểu được những lợi ích của điều trị ARV, của xét nghiệm HIV sớm cũng như tham gia BHYT…
Cùng với đó, tiếp tục thực hiện tư vấn xét nghiệm phát hiện HIV sớm, đặc biệt cho những đối tượng nguy cơ, tư vấn chuyển gửi thành công những người có kết quả dương tính HIV vào điều trị ARV. Thu dung người nhiễm HIV vào điều trị ARV, Methadone, tích cực tìm ca nhiễm mới kết nối điều trị ARV, tư vấn tuân thủ điều trị cho người bệnh, tránh sự kháng thuốc giúp người bệnh kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đối với hoạt động can thiệp giảm tác hại, tiếp tục phân phát bao cao su, bơm kim tiêm, gói bôi trơn, thu gom bơm kim tiêm bẩn tiêu hủy nhằm ngăn chặn sự lây lan HIV trong cộng đồng... và nhiều hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khác.
P.V: Vậy chúng ta cần tiếp tục triển khai các giải pháp gì để thực hiện hiệu quả các mục tiêu đề ra?
Bác sỹ Lê Hoàng Nam: Về các giải pháp chủ yếu, với sự kế thừa từ những năm trước, đồng thời chúng tôi có sự điều chỉnh, bổ sung các giải pháp phù hợp với tình hình mới. Trong đó, tập trung vào việc đẩy mạnh các biện pháp truyền thông, đặc biệt tăng cường tuyên truyền để giảm kỳ thị phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS. Tăng cường các biện pháp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế trong can thiệp giảm hại; triển khai biện pháp mới về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV cho người có hành vi nguy cơ cao (PrEP).
Bổ sung các loại hình xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm, xét nghiệm cho bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV để tăng cường phát hiện mới người nhiễm HIV. Mở rộng điều trị, điều trị ngay cho người nhiễm HIV, điều trị trong ngày, cấp phát thuốc nhiều tháng, điều trị đồng nhiễm lao, viêm gan, các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, đảm bảo chất lượng điều trị HIV/AIDS...
Cùng với đó, bổ sung các biện pháp giám sát dịch dựa vào ca bệnh, theo dõi liên tục người nhiễm HIV từ khi xét nghiệm chẩn đoán đến khi người nhiễm được điều trị ổn định và theo dõi đến khi tử vong (nếu xảy ra), xác định các trường hợp mới nhiễm HIV để đưa ra các đáp ứng kịp thời. Đồng thời, cần có các giải pháp đảm bảo nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS. Tăng cường huy động nguồn lực trong tỉnh, đặc biệt là vai trò của ngân sách địa phương và BHYT đã được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tham mưu đưa vào Đề án đảm bảo tài chính phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2025 đang trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp nêu trên, tỉnh Ninh Bình hướng tới hoàn thành mục tiêu 90-90-90 trong năm 2020 và chấm dứt đại dịch AIDS vào năm 2030.
P.V: Xin cảm ơn bác sỹ.
Hạnh Chi (thực hiện)