Ông Phạm Văn Trung, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông-một trong những đơn vị chủ lực được giao triển khai thực hiện các mô hình, chia sẻ: Với mô hình lúa gieo thẳng thì ngay từ vụ mùa năm 2008, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai xây dựng mô hình lúa gieo thẳng bằng giàn kéo tay tại HTX Đông Thượng (Khánh Thượng-Yên Mô). Mô hình được thực hiện thí điểm trên diện tích 10 ha, Trung tâm hỗ trợ về giàn máy và thuốc trừ cỏ.
Kết quả là đã tiết kiệm được công lao động (công lấy bùn, công gieo mạ, công cấy lúa khoảng 100.000 đồng/sào); rút ngắn thời gian sinh trưởng của lúa trên đồng ruộng (từ 7-10 ngày); năng suất cao hơn so với lúa cấy (khoảng 20%). Ở vụ đông xuân còn không phải mua nilon che phủ mạ (khoảng 40.000 đồng/sào) mà năng suất lúa lại cao hơn.
Hiệu quả kinh tế cao hơn so với lúa cấy từ 120.000-150.000 đồng/sào, tương đương với khoảng từ 3-4 triệu đồng/ha. Từ kết quả của mô hình trên, nhiều địa phương trong tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo mở rộng biện pháp canh tác này với diện tích ngày càng tăng qua các vụ.
Vụ đông xuân 2016-2017, toàn tỉnh gieo cấy được khoảng 41.121,2 ha lúa, trong đó có 15.141,2 ha được thực hiện bằng biện pháp gieo thẳng, chiếm 36,8%. Vụ mùa vốn là vụ sản xuất có nhiều khó khăn để thực hiện giải pháp kỹ thuật này, nhưng đã có tới 14.702 ha trong tổng số 37.109 ha lúa của cả tỉnh là gieo thẳng, chiếm 39,6% tổng diện tích.
Các huyện Yên Khánh, Yên Mô luôn là những địa phương có diện tích lúa gieo thẳng lớn với nhiều xã, HTX đạt tới gần 100% tổng diện tích là lúa gieo thẳng. Xu hướng chung của các địa phương hiện nay là sử dụng biện pháp gieo thẳng bằng tay là chủ yếu.
Mô hình cơ giới hóa trong sản xuất cũng là mô hình có sức lan tỏa rộng và hiệu quả cao nhằm giảm chi phí sản xuất, hạn chế tổn thất, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Từ kết quả của công tác "Dồn điền, đổi thửa" đã đặt ra yêu cầu mới cho khâu làm đất và chỉ có máy làm đất công suất lớn mới đảm bảo chất lượng và tiến độ của khâu sản xuất này.
Hơn hết người nông dân thấy rõ sự nhọc nhằn, vất vả của khâu làm đất nên đã chủ động, tích cực đầu tư mua sắm loại máy này đưa vào đồng ruộng nhằm thay thế sức người và có thể thấy hiện nay gần như 100% diện tích gieo cấy lúa đã được làm đất bằng máy.
Ban đầu là những máy loại công suất nhỏ và hiện đang dần thay thế bằng máy cỡ trung và lớn. ở khâu thu hoạch, loại máy liên hợp mới được đưa vào đồng ruộng trong vài năm gần đây, lúc đầu chỉ có 2-3 máy ở các địa phương do Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ một phần kinh phí.
Thấy hiệu quả và tiện ích người dân đã đồng tình hưởng ứng cao; nhiều hộ, gia đình đã chủ động đầu tư mua sắm về làm dịch vụ. Đến nay toàn tỉnh đã có khoảng trên 200 máy gặt đập liên hợp và cùng với các máy của tỉnh ngoài đến hoạt động mỗi khi vào vụ gặt đã góp phần đưa diện tích lúa được thu hoạch bằng máy lên trên 70%.
Trong khâu phơi sấy, bảo quản sau thu hoạch trên địa bàn tỉnh cũng đã có những lò sấy của Công ty cổ phần Tổng Công ty giống cây trồng và con nuôi Ninh Bình; HTX Hợp Tiến (Khánh Nhạc), xã Khánh Thành... bước đầu phát huy được hiệu quả rõ rệt, đảm bảo được chất lượng và giá trị sản phẩm sau thu hoạch, nhất là khi thời tiết, khí hậu không thuận.
Mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch cũng là hướng đi trọng tâm của ngành nông nghiệp cả nước nói chung và tỉnh nhà nói riêng. Thực tế từ nhiều nguồn vốn khác nhau với các phương thức sản xuất khác nhau đã xuất hiện những mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch trên địa bàn. Mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau tại Công ty cổ phần thương mại và du lịch Thanh Xuân, quy mô sản xuất 1.500 m2 với các giống rau: Xà lách, dưa chuột, đậu cove, cải bó xôi, cải canh, rau thơm các loại…có nguồn gốc giống từ Nhật Bản.
Nhờ ứng dụng đồng bộ các công nghệ như: Nhà lưới, tưới tiết kiệm nhỏ giọt, giống mới và ươm giống trên giá thể trong khay…nên các loại rau sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao: Xà lách xoăn lợi nhuận ước đạt khoảng 100 triệu đồng/ha; đậu cô ve lùn đạt khoảng 270 triệu đồng/ha; cà chua Nhật năng suất ước đạt khoảng 100 tấn/ha, trừ chi phí lợi nhuận đạt khoảng 700-800 triệu đồng; dưa chuột năng suất 96 tấn/ha, trừ chi phí ước đạt lợi nhuận 720 triệu đồng/ha.
Mô hình trồng hoa cúc tại xã Ninh Phúc (thành phố Ninh Bình), quy mô sản xuất 450m2 với các giống: cúc chùm trắng, cúc chùm vàng, cúc đơn kim cương vàng có nguồn gốc tại Đà Lạt- Lâm Đồng cho lợi nhuận đạt từ 68- 90 triệu đồng/1.000 m2; 1 ha đạt khoảng 700- 900 triệu đồng.
Mô hình thử nghiệm ứng dụng công nghệ cao sản xuất rau tại xã Khánh Hồng (Yên Khánh), quy mô sản xuất 1,05 ha với các giống rau: Súp lơ xanh Nhật, cải bắp Green Nova, su hào B40... chi phí cho 1ha đầu tư hệ thống tưới và nhà lưới giản đơn khoảng 400 triệu đồng/ha, thì chỉ cần 4 vụ rau sẽ thu hồi được vốn (khoảng 1 năm rưỡi, trong khi hệ thống này có thể sử dụng trong 5 năm).
Cũng theo ông Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, ngoài các mô hình trên còn có các mô hình như: Khảo nghiệm, trình diễn các giống lúa mới với việc đã lựa chọn và đưa vào sản xuất đại trà các giống GS9, TH3-3, HYT 108, CRN 36, QR1, DQ11, RTV, T10, TBR45, TBR36, BC15, Thiên ưu 8... Mô hình gieo trồng các giống lạc mới: L23, L27 năng suất cao hơn giống cũ từ 10-15%, hiệu quả cao hơn từ 3,3-4 triệu đồng/ha.
Mô hình trồng dưa lê Ngân Huy siêu ngọt, năng suất đạt 480 kg/sào, giá trị ước đạt 106,7 triệu đồng/ha. Mô hình chuyển đổi diện tích đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng cỏ nuôi bò với giống cỏ VA06 cho thu nhập cao hơn từ 2-4 lần so với trồng lúa. Mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho cây lúa phát triển khỏe mạnh, tiết kiệm nước tưới, giảm đầu tư, tăng năng suất lúa, nâng cao thu nhập... Đây là một tiến bộ mới trong thâm canh cây lúa n
Đinh Chúc