Ngay cả trên địa bàn thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp, thị trấn Nho Quan... vẫn thường bắt gặp những con chó thả rông chạy trên đường. Nguyên nhân của tình trạng trên là do trong nhiều năm tỉnh Ninh Bình không có bệnh nhân tử vong do bệnh dại, nên đã sinh ra tâm lý chủ quan, lơ là trong quản lý việc nuôi thả đàn chó, chưa đẩy mạnh việc tiêm phòng dại cho đàn chó; chính quyền địa phương ở nhiều nơi chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác phòng, chống bệnh dại nên chưa có các biện pháp tích cực, mạnh mẽ đối với việc nuôi chó thả rông. Mặt khác nuôi chó thả rông còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông do người đi mô tô, xe máy tránh hặc xô phải cho khi đi trên đường.
Một số huyện,như : Nho Quan, Gia Viễn Yên Mô... là những nơi có đàn chó thả rông nhiều ở đây cũng là nơi tỷ lệ tiêm phòng cho đàn chó đạt 20% đến 30%, nguồn bệnh dại vẫn lưu hành tại địa phương và có thể bùng nổ thành dịch bất cứ lúc nào.Trạm thú y các xã cũng chỉ biết vận động để người dân tự giác chấp hành chứ không làm gì hơn được do chưa có hình thức cưỡng chế; bên cạnh đó chính quyền tại một số xã còn lơ là trong việc tiêm phòng dại cho đàn chó, khi xảy ra dịch rồi mới tổ chức tiêm phòng, lúc đó rất khó ngăn chặn dịch bệnh lây lan ra các địa bàn lân cận.
Nghị định số 05/2007/NĐ-CP của Chính phủ về phòng, chống bệnh dại ở động vật quy định rõ: nghiêm cấm thả rông chó ở những nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị; chủ nuôi chó phải xích, nhốt hoặc giữ chó, đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng tới người xung quanh.
Ở nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị… khi đưa chó ra ngoài, phải nhốt, giữ chó trong chuồng, cũi hoặc phải rọ mõm và có người dắt; tất cả chó, mèo trong diện tiêm phòng bắt buộc phải được tiêm vắc xin phòng bệnh dại theo quy định của cơ quan thú y.. Từ đó cho thấy cần thực hiện triệt để việc nuôi chó thả rông và tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó tại các địa phương. Một vấn đè cần lưu ý là bệnh dại tuy nguy hiểm nhưng nếu biết cách phòng chống, xử lý tốt ngay sau khi bị súc vật cắn, tiêm phòng dại sớm và đầy đủ thì hoàn toàn có thể phòng tránh được. Hiện nay, số tiền cho một liệu trình điều trị bệnh dại vào khoảng từ 500.000 đến trên 1 triệu đồng, một số người do tâm lý tiếc tiền hoặc chủ quan nên khi bị xúc vật nghi dại cắn, cào hoặc tiếp xúc đã không đến cơ sở y tế để tư vấn và tiêm phòng mà lại đi dùng thuốc nam để chữa bệnh, nên dễ xảy ra hậu quả đáng tiếc. Về vấn đề này, trạm y tế tại các xã cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống bệnh dại tại địa phương mình, bên cạnh đó các cơ quan chức năng của tỉnh, đặc biệt là ngành Y tế cần tăng cường công tác kiểm tra tại các cơ sở hành nghề y tế tư nhân, nghiêm cấm và xử lý nghiêm những người dùng thuốc nam để chữa bệnh dại trên địa bàn. Chính quyền các cấp cần làm tốt việc tuyên truyền và có biện pháp xử lý đối với những trường hợp nuôi chó thả rông.
Hoàng Hiệp