Qua đó đã góp phần củng cố, nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức cảnh giác sẵn sàng chiến đấu, xác định rõ đối tượng, đối tác, không để sơ hở, bất ngờ; góp phần củng cố tiềm lực quốc phòng, duy trì ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Từ khi Luật được ban hành, các cơ quan, đơn vị đã tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện một cách nghiêm túc.
Cơ quan quân sự các cấp đã tích cực, chủ động làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong vận dụng các quy định của Luật vào quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng một cách chặt chẽ có hiệu quả cao, quan tâm xây dựng nền quốc phòng toàn dân, đầu tư xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh ngày càng vững chắc; tổ chức thực hiện các chính sách quốc phòng, nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Nhà nước, cơ quan quân sự các cấp... đều đảm bảo đúng luật.
Hệ thống các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác quốc phòng đã được bổ sung, điều chỉnh kịp thời, tạo hành lang pháp lý cho việc lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp.
Tuy nhiên, qua thực tế triển khai thực hiện cũng bộc lộ những khó khăn, hạn chế cần sớm được khắc phục: Công tác giáo dục, tuyên truyền Luật có thời gian chưa được thường xuyên, còn chung chung chưa cụ thể; công tác phối hợp tuyên truyền giữa các cơ quan chưa hiệu quả; nhận thức về nghĩa vụ của công dân về quốc phòng của một số ít người dân, trong đó có cả lực lượng dự bị động viên còn hạn chế.
Cấp ủy, chính quyền một số địa phương và cơ quan, đơn vị thực hiện chưa nghiêm túc quy định về phạm vi, đối tượng giáo dục quốc phòng của Luật Quốc phòng trong việc bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, tổ chức.
Nhận thức của một số cấp ủy địa phương, doanh nghiệp và người dân về thực hiện pháp lệnh bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự còn hạn chế, do đó vẫn còn hiện tượng lấn chiếm sử dụng đất quốc phòng, công trình quốc phòng. Ngân sách đảm bảo cho công tác quốc phòng ở cấp xã còn hạn chế.
Đội ngũ cán bộ làm công tác quốc phòng, quân sự địa phương ở cấp xã và các cơ quan, tổ chức thường xuyên biến động trong khi đó việc bồi dưỡng nghiệp vụ chưa kịp thời, dẫn đến chất lượng tham mưu về công tác quân sự quốc phòng chưa cao.
Để thực hiện tốt Luật Quốc phòng, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về nhiệm vụ quân sự quốc phòng trong tình hình mới, cần tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp quốc phòng.
Đẩy mạnh công tác giáo dục quốc phòng cho toàn dân, tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện cho cán bộ, chiến sỹ thuộc quyền nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho các đối tượng. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới.
Thực hiện tinh giản biên chế, xây dựng LLVT vững mạnh về mọi mặt, chủ động đào tạo nguồn nhân lực, quan tâm hơn nữa đến chính sách hậu phương quân đội.
Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong lực lượng vũ trang; tăng cường đầu tư ngân sách cho một số hạng mục quan trọng trong xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện.
Xây dựng quy chế phối hợp hiệp đồng giữa các ban, ngành, các cấp liên quan đến hoạt động quốc phòng, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương.
Đỗ Bằng