Món ăn ngày Tết 2023 tại 3 miền Bắc - Trung - Nam có gì đặc sắc?
Thứ Tư, 30/11/2022, 04:54
Zalo
Mỗi dịp đầu xuân năm mới, hương vị ngày Tết cổ truyền Việt Nam được thể hiện rõ nét qua câu ca dao:
Món ăn ngày Tết 2023 tại 3 miền Bắc - Trung - Nam có gì đặc sắc?
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh
Tuy nhiên, với điều kiện khí hậu và phong tục tập quán khác nhau, 3 miền Bắc - Trung - Nam lại nét văn hóa ẩm thực độc đáo và riêng biệt. Bước sang năm 2023 - năm thứ 2 sau đại dịch Covid, mâm cỗ với đầy đủ các món ăn ngày Tết Tết lại càng có ý nghĩa đặc biệt hơn. Mâm cơm không chỉ là thời điểm mọi thành viên trong nhà quây quần sum họp, mà còn gửi gắm mong ước của gia chủ về năm Quý Mão được no đủ, may mắn, bình an và sung túc.
1. Miền Bắc
Năm 2023, Tết nguyên đán rơi vào ngày 22 tháng 1 dương lịch, thời tiết vào độ rét đậm. Các món ăn ngày Tết ở miền Bắc nên mang tính ấm, giúp trừ hàn, làm nóng cơ thể. Bên cạnh đó, có thể kết hợp cùng các màu sắc hợp hành Kim dựa theo tử vi năm 2023 giúp gia đình gặp nhiều may mắn và thuận lợi:
- Bánh chưng: Đây là hai món bánh truyền thống không thể thiếu trên mâm cơm ở miền Bắc. Khi gói bánh, gia đình có thể kết hợp thịt mỡ, đỗ xanh, thảo quả, hạt tiêu để tăng mùi thơm cũng như độ béo ngậy.
- Các loại giò: Trong 3 miền thì miền Bắc là nơi có nhiều loại giò nhất bởi văn hóa mổ heo ăn Tết của người dân nơi đây bao gồm: giò lụa, giò bò, giò thủ, giò ngũ sắc, giò bì, giò me,...
- Thịt đông, dưa hành: Giữa tiết trời se lạnh đầu năm 2023, món thịt đông sẽ là món ăn được yêu thích nhất trong bữa cơm gia đình. Vị béo ngậy của thịt mỡ hòa quyện với vị giòn sần sật của mộc nhĩ, kết hợp với vị chua chua của dưa hành muối đúng chuẩn vị Tết miền Bắc.
- Xôi gấc: Theo quan niệm của nhiều người Bắc, màu đỏ tươi của xôi gấc tượng trưng cho tài lộc và may mắn. Bên cạnh đó, để hợp với ngũ hành của năm 2023, có thể đan xen thêm màu vàng của đỗ hành hoặc màu trắng của cùi dừa giúp tăng cát khí.
- Chè kho: Đây là một món ăn ngày Tết được chế biến từ đỗ xanh, nước cốt dừa vừa giúp giải trừ chứng đầy bụng, vừa thanh lọc cơ thể. Thêm vào đó, màu vàng của đỗ xanh giúp tương trợ cho gia chủ được thuận thành hơn do có màu sắc hợp ngũ hành năm Quý Mão.
- Canh bóng thả: Đây là món ăn thanh nhã, vừa bổ dưỡng và vô cùng phù hợp với tiết trời giá lạnh của đầu năm 2023.
2. Miền Trung
Ảnh sưu tầm internet.
Ngày Tết cổ truyền năm Quý Mão của người miền Trung cũng rất nhộn nhịp với nhiều món ăn đặc sắc mà các miền khác khó có được. Cụ thể:
- Bánh Tét: Có nhiều nét tương đồng với bánh chưng nhưng có dạng hình trụ, được người dân miền Trung gói bằng lá chuối thay vì lá dong.
- Bò kho mật mía: Là món ăn ngày Tết 2023 mang hương vị thơm nồng, cay cay từ gừng, quế, ớt và mật mía. Đây cũng là món ăn được yêu thích nhất trên bàn nhậu giữa cái lạnh khi đêm xuống của miền Trung.
- Thịt ngâm mắm: Đây là món ăn đặc trưng của miền Trung, thường được "dự trữ" trong những ngày chống chọi với mưa lũ.
- Tôm chua: Món ăn này là đặc sản xứ Huế và xuất hiện hầu hết ở mọi mâm cỗ ngày Tết của người dân miền Trung. Đồng thời màu đỏ của món ăn cũng đem lại cảm giác tươi vui, đẹp mắt trong ngày Tết 2023.
- Xôi đậu xanh: Nếu miền Bắc ưa chuộng xôi gốc thì miền Trung lại rất thích xôi đậu xanh và trở thành món không thể thiếu trong ngày Tết. Hơn nữa màu vàng của món ăn cũng là màu sắc may mắn của năm 2023, mang lại sự hỗ trợ đắc lực cho gia đạo.
- Nem chua: Nem chua là một món ăn ngày Tết đặc sản nức tiếng của người dân Thanh Hóa, thường được sử dụng làm quà biếu trong dịp Tết.
3. Miền Nam
Thời tiết miền Nam trong dịp Tết Nguyên Đán 2023 được dự báo là có khả năng nắng nóng. Chính vì thế, mâm cỗ Tết nên có những món thanh mát, giải nhiệt, tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, để vận số may mắn, phát tài phát lộc trong năm mới thì có thể để các món ăn có màu vàng, nâu, đỏ, trắng làm chủ đạo:
- Thịt kho tàu: Thường được chế biến từ nước dừa, thịt kho, hột vịt, là món ăn truyền thống của người dân Nam Bộ. Hơn nữa màu vàng nâu của món ăn cũng sẽ mang lại vận khí tốt lành trong năm nay.
- Dưa món (Dưa muối): Đây là một món ăn ngày Tết ở miền Nam thường được muối bằng nước mắm và có vị ngọt hơn dưa ở miền Bắc và miền Trung và được chế biến đa dạng các loại rau củ như cà rốt, cải, giá, củ kiệu.
- Bánh Tét: Cũng là bánh Tét nhưng khác với miền Trung, miền Nam lại đa dạng trong phần nhân bánh, bao gồm cả nhân mặn và nhân ngọt. Năm 2023, các gia đình khi gói bánh Tét kết hợp các nhân bánh theo xu hướng hiện đại như nhân trứng muối hay bánh tét ngũ sắc,...
- Canh Khổ qua hầm: Món canh này rất hợp với dịp Tết 2023 tại miền Nam, giúp giải nhiệt cho cơ thể trong những ngày bắt đầu nắng nóng. Đồng thời còn thể hiện mong ước những khổ cực trong năm 2022 qua đi, đón chào những điều tươi sáng trong năm mới.
- Lạp xưởng: Nếu mâm cỗ ở miền Bắc không thể thiếu các loại giò thì Tết ở miền Nam nhất định phải có lạp xưởng. Màu đỏ xen kẽ với màu trắng trong nhân của lạp xưởng sẽ giúp gia chủ năm 2023 "vận đỏ như son", may mắn giàu sang. C
- Xôi vò: Là món ăn trứ danh của người miền Nam, hòa quyện giữa xôi nếp, đậu xanh và cốt dừa vô cùng hợp với sắc xuân Quý Mão. Hạt xôi bóng mẩy, được gói trong lá sen hoặc lá chuối mang mùi thơm đặc trưng, ăn kèm với chả, pate, ruốc, vừng bùi bùi, béo ngậy.
Dân gian có câu: "Đói cả năm, no 3 ngày Tết" ngụ ý gia đình kinh tế có khó khăn, vất vả nhưng đến ngày Tết vẫn phải được đầy đủ, tươm tất. Dịp xuân 2023, các gia đình dù là ở miền Bắc, miền Trung hay miền Nam thì đều nên có sự chuẩn bị kỹ càng mâm cơm, đồng thời có những món ăn ngày Tết như đã gợi ý phía trên để năm mới thêm thuận lợi và may mắn.