Bạn có nên thuê một Luật sư Doanh nghiệp (corporate lawyer) hay không? Hãy đọc bài viết này để giải đáp thắc mắc của mình nhé!
Đây là thời điểm bạn nên quyết định thuê một Luật sư Doanh nghiệp giàu kinh nghiệm
Mỗi doanh nghiệp cần một Luật sư tư vấn nội bộ để tiết kiệm chi phí thuê Luật các dịch vụ pháp lý bên ngoài, hơn nữa bạn còn tạo dựng mối quan hệ thân thiết với một công ty Luật đáng tin cậy. Nhiệm vụ của các Luật sư Doanh nghiệp sẽ tư vấn các giải pháp và giúp bạn xử lý tốt mọi vụ việc liên quan đến pháp lý, cũng như giải thích mọi vấn đề cụ thể giúp bạn biết những gì nên làm và những gì không nên làm.
Bạn có thể nghĩ đơn giản, Luật sư Doanh nghiệp giống như như một "tiền vệ" chủ chốt - người sẽ kịp thời phát hiện ra các vấn đề, rủi ro tiềm ẩn và xử lý nhanh chóng. Đồng thời, họ đưa ra lời khuyên pháp lý về việc quản lý công ty và soạn thảo các văn bản pháp lý theo quy định (nhưng thường không phải là các vụ kiện).
Luật sư Doanh nghiệp hiểu rõ các mối quan hệ kinh doanh và làm việc với những người sáng lập/người quản lý để giúp công ty phát triển thành công thông qua các chiến lược định hướng kinh doanh. Thậm chí, họ có thể là người giải quyết vấn đề trong suốt cuộc đời của một công ty - từ các tài liệu sáng lập ban đầu đến khi giải thể. Có những lúc bạn cần một chuyên gia - ví dụ như luật lao động, luật phá sản hoặc chuyên gia luật thuế. Đối với các lĩnh vực khác mà bắt buộc bạn phải thuê một chuyên gia trong ngành so với Luật sư tổng thể.
Qua những chia sẻ hữu ích trên đây, hy vọng bạn đã hiểu rõ tầm quan trọng những Luật sư Doanh nghiệp đối với quá trình hoạt động kinh doanh của một công ty. Đặc biệt nếu bạn có mục tiêu mở rộng quy mô kinh doanh và phát triển những sản phẩm mới thì Luật sư Doanh nghiệp sẽ là người hỗ trợ tuyệt vời nhất.
Khi tìm kiếm Luật sư Doanh nghiệp tại Việt Nam để hỗ trợ các vấn đề về Sáp nhập và Mua lại (merger and acquisition), bạn cần chú ý đến danh tiếng của họ thông qua những chia sẻ, đánh giá từ khách hàng cũ. Đồng thời, bạn cần gặp gỡ Luật sư Doanh nghiệp trực tiếp để xem xét kỹ năng giao tiếp cũng như thái độ (chuyên nghiệp hay không), đồng thời kiểm tra chi phí dịch vụ của họ để biết được ngân sách của mình có phù hợp hay không.
(Bài, ảnh: Dương Hùng)