Giấy phép kinh doanh là một thủ tục hành chính bắt buộc đối với các cá nhân, tổ chức muốn thành lập và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Vậy chi phí làm giấy phép kinh doanh hết bao nhiêu tiền? Bài viết dưới đây sẽ cập nhật chi tiết các khoản chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh mới nhất.
Làm giấy phép kinh doanh hết bao nhiêu tiền?
[Cập nhật] Chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh mới nhất
Loại hình thành lập sẽ ảnh hưởng tới thủ tục và chi phí. Theo đó, loại hình phải đăng ký giấy phép kinh doanh gồm: hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh).
Chi phí làm giấy phép kinh doanh khi thành lập công ty/doanh nghiệp
*Lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại Sở kế hoạch và đầu tư là: 100.000 đồng.
*Phí công bố thông tin: 500.000VNĐ (đối với công ty cổ phần).
*Lệ phí cấp giấy phép hoạt động (nếu ngành nghề kinh doanh có điều kiện): 500.000 - 1.000.000 đồng/giấy phép.
*Phí thẩm định cấp giấy phép (nếu có): 200.000 - 500.000 đồng/hồ sơ.
*Chi phí mua chữ ký số (tùy thuộc vào số năm sử dụng) dự kiến khoảng 1.600.000 cho 1 năm đăng ký.
*Chi phí mua hóa đơn điện tử (tùy thuộc vào lượng số hóa đơn) dự kiến khoảng 830.000đ/100 hóa đơn.
*Lệ phí môn bài cho công ty/doanh nghiệp (năm đầu được miễn), các năm tiếp theo đóng 3.000.000đ/năm đối với Vốn điều lệ trên 10 tỷ;Đóng 2.000.000đ/năm đối với vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống.
Lưu ý, nếu giấy phép kinh doanh được cấp từ ngày 01/01 - 30/06 thì công ty đóng thuế môn bài 1 năm. Nếu giấy phép kinh doanh cấp từ ngày 01/07 - 31/12 thì công ty đóng thuế môn bài nửa năm.
Chi phí làm giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh cá thể
Đối với hộ kinh doanh cá thể, chi phí làm giấy phép kinh doanh bao gồm:
*Lệ phí cấp đăng ký hộ kinh doanh: 100.000 đồng.
*Lệ phí cấp thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh: 50.000 đồng/lần.
*Lệ phí cung cấp thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh: 20.000 đồng/bản.
Làm giấy phép kinh doanh ở đâu?
Tùy thuộc vào phương thức đăng ký kinh doanh, mà bạn cần đến đúng cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
*Đối với đăng ký kinh doanh hộ cá thể: Phòng chức năng thuộc UBND cấp Quận/Huyện nơi cơ sở kinh doanh đặt địa chỉ.
*Đối với đăng ký thành lập công ty/doanh nghiệp: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh/Thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Các đối tượng được miễn lệ phí làm giấy phép kinh doanh
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 47/2019/TT-BTC, các đối tượng được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp, phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp gồm:
*Doanh nghiệp bổ sung, thay đổi thông tin do thay đổi địa giới hành chính được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
*Đăng ký giải thể doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh; chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
*Doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
*Cơ quan nhà nước đề nghị cung cấp thông tin phục vụ quản lý nhà nước được miễn phí cung cấp thông tin doanh nghiệp.
*Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu.
Như vậy, các đối tượng trên sẽ được miễn phí đăng ký kinh doanh lần đầu. Đối với các lần đăng ký thay đổi sau, họ vẫn phải nộp 50.000 đồng/lần thay đổi như bình thường.
Các đối tượng được miễn lệ phí làm giấy phép kinh doanh.
Hoàn trả phí đăng ký kinh doanh
Trong một số trường hợp, doanh nghiệp/hộ kinh doanh có thể được hoàn trả một phần hoặc toàn bộ các khoản phí, lệ phí đã nộp khi đăng ký kinh doanh. Cụ thể:
*Toàn bộ phí, lệ phí sẽ được hoàn trả nếu hồ sơ đăng ký kinh doanh không được chấp thuận.
*50% tổng số tiền phí, lệ phí được hoàn trả nếu doanh nghiệp/hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động kinh doanh trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/đăng ký hộ kinh doanh.
Doanh nghiệp nộp lại biên lai thu tiền đã cấp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để được hoàn trả phí theo quy định quản lý tài chính.
Không được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì lệ phí sẽ không được hoàn trả.
Nộp chi phí giấy phép kinh doanh ở đâu?
Các khoản phí, lệ phí khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh có thể được nộp theo hai cách:
*Nộp chi phí giấy phép kinh doanh trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố.
*Chuyển khoản vào tài khoản Phòng Đăng ký kinh doanh. Thông tin tài khoản được niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan.
Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh qua mạng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp/hộ kinh doanh có thể đóng phí, lệ phí online bằng thẻ ngân hàng hoặc ví điện tử.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương là nơi tổ chức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
LEGALAM - Đơn vị đăng ký giấy phép kinh doanh với nhiều năm kinh nghiệm
Công ty Luật LEGALAM là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh uy tín, chuyên nghiệp được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Với hơn 12 năm kinh nghiệm hoạt động, LEGALAM tự tin là đơn vị đăng ký kinh doanh hàng đầu tại Việt Nam.
Legalam - Đơn vị đăng ký giấy phép kinh doanh với nhiều năm kinh nghiệm.
Tính đến thời điểm hiện tại, LEGALAM đã và đang đồng hành cùng hơn 500+ đơn vị kinh doanh lớn nhỏ, hỗ trợ thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh cùng rất nhiều thủ tục pháp lý khác cho mọi lĩnh vực, ngành nghề như: thay đổi giấy phép kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, tư vấn đầu tư, tư vấn doanh nghiệp,....
Thông tin liên hệ:
Công ty Luật TNHH LEGALAM
*Địa chỉ: Tầng 4, Tháp A Tòa nhà Keangnam, P. Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.