Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì buổi thảo luận tổ. Cùng tham gia thảo luận tổ có các đại biểu Quốc hội của các tỉnh: Ninh Thuận, Hưng Yên, Hà Tĩnh.
Quan tâm thảo luận vào Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Thanh, UVT.Ư Đảng, Trưởng Ban Công tác đại biểu Quốc hội (Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình) cho rằng việc ban hành dự án luật là cần thiết nhằm hoàn thiện thể chế về công tác phòng, chống bạo lực gia đình theo hướng tăng cường các biện pháp bảo vệ các quyền con người theo Hiến pháp năm 2013; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các thiết chế nhà nước, xã hội cũng như vai trò của gia đình về lĩnh vực này, góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong tình hình mới.
Góp ý cụ thể vào điều 4 của dự án luật, đại biểu cho rằng hiện nay dự thảo đã quy định 18 hành vi bị coi là bạo lực gia đình, tăng 9 hành vi so với luật hiện hành, đây là điều rất cần thiết, giúp cho việc nhận diện rõ các hành vi bạo lực gia đình để có biện pháp phòng, chống cũng như có chế tài xử lý, nâng cao hiệu quả thi hành Luậđiề
Tuy nhiên để hoàn thiện dự thảo, đại biểu đề nghị tại điểm l, khoản 1, cần bổ sung cụm từ "cản trở việc ly hôn" vào sau cụm từ "cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ". Đồng thời đề nghị bổ sung thêm:"các hành vi khác có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế và tình dục với các thành viên trong gia đình" vào quy định. Việc bổ sung quy định mở này nhằm đảm bảo tốt hơn tính dự liệu, dự báo các hành vi bị coi là bạo lực gia đình.
Bởi lẽ trên thực tế các hành vi bạo lực gia đình có thể được biểu hiện bằng hành động hoặc không hành động bằng lời nói hoặc bằng chính sự im lặng, thờ ơ, lạnh nhạt, vô cảm gây ức chế áp lực, bức bách vềtinh thần cho người khác và các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị bỏ quy định tại khoản 2, điều 4 bởi quy định này trái với điều 2 dự thảo luật.
Tham gia thảo luận ở tổ về Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đại biểu Nguyễn Thành Công (Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình) bày tỏ nhất trí với sự cần thiết xây dựng và ban hành Dự án Luật này; đồng thời đại biểu cũng đi sâu phân tích về các nội dung được quy định tại các điều khoản về nguyên tắc áp dụng pháp luật. Theo đại biểu,thực tiễn việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập hiện đang chịu sự điều chỉnh bởi nhiều luật. Vì vậy đại biểu đề nghị cần bổ sung một điều quy định cụ thể về nguyên tắc áp dụng luật và các luật khác có liên quan, trong đó làm rõ thứ tự ưu tiên áp dụng luật; phân định phạm vi áp dụng giữa các luật với nhau.
Đối với quy định về Thanh tra nhân dân, đại biểu cho rằng Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn hoạt động khá hiệu quả, thực sự là tổ chức giám sát của nhân dân, bởi thành viên của Ban đa số là những người không có mối quan hệ công vụ, ràng buộc với chính quyền cơ sở nên đảm bảo tính độc lập, khách quan; là những cán bộ hưu trí có thời gian, có trình độ và uy tín; mục đích và nội dung giám sát ở xã, phường, thị trấn khá cụ thể và thiết thực. Vì vậy, đại biểu tán thành với các nội dung quy định ở dự thảo luật.
Cùng quan tâm thảo luận về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình) đề nghị về giải thích cụm từ "Ban giám sát đầu tư cộng đồng" cần làm rõ tổ chức này là gì, do ai thành lập; làm rõ nhiệm vụ của tổ chức này để tránh trùng lặp với nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng, nhiệm vụ của Ban thanh tra nhân dân.
Về công khai thông tin ở xã, phường, thị trấn, đại biểu đề nghị bỏ khoản 2, điều 10 trong dự thảo luật. Về trách nhiệm của UBND, HĐND cấp xã và thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn đề nghị nghiên cứu bổ sung trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính trong việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn trong dự thảo luật.
Trước đó, trong phiên họp buổi sáng, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.
Qua thảo luận, các đại biểu đánh giá cao cơ quan soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra đã nghiên cứu, tiếp thu nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội, chuyên gia, các nhà khoa học, các đối tượng chịu tác động để sửa đổi, bổ sung vào dự thảo Luật lần này. Đồng thời nhấn mạnh, cơ bản đã khắc phục được những cái khó khăn, những vướng mắc của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, thể chế hóa được chủ trương của Đảng, đảm bảo thống nhất với thế hệ thống pháp luật hiện hành, phù hợp với cam kết quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đảm bảo chất lượng để Quốc hội thông qua tại kỳ họp này.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng tập trung góp ý vào các nội dung như: về thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; Về hạn chế quyền bảo hộ giống cây trồng; Về quy định miễn trừ trách nhiệm pháp lý về quyền tác giả, quyền liên quan của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian; Về trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả; Về việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca…
Đinh Ngọc