Từ niềm say mê với cây hoa sen và nghệ thuật thủ công truyền thống, anh Kiều Cao Dũng (Thạch Thất, Hà Nội) đã hợp tác với một Công ty ở Ninh Bình để thực hiện ý tưởng táo bạo là làm giấy từ những chiếc đài sen bỏ đi. Và từ loại giấy đó anh lại tiếp tục sáng tạo ra nhiều sản phẩm mang đậm văn hóa Việt khác như: hoa sen giấy, quạt giấy....
Từ niềm say mê với cây hoa sen và nghệ thuật thủ công truyền thống, anh Kiều Cao Dũng (Thạch Thất, Hà Nội) đã hợp tác với một Công ty ở Ninh Bình để thực hiện ý tưởng táo bạo là làm giấy từ những chiếc đài sen bỏ đi. Và từ loại giấy đó anh lại tiếp tục sáng tạo ra nhiều sản phẩm mang đậm văn hóa Việt khác như: hoa sen giấy, quạt giấy....
Khởi nghiệp hay start - up trở thành khái niệm không còn xa lạ gần đây, nhất là với giới trẻ. Một số người trẻ cho rằng cần tiết kiệm được ít nhất vài trăm triệu đồng hoặc nhiều hơn mới có thể "bỏ phố về quê" lập nghiệp. Nhưng cũng có ý kiến chỉ cần đam mê và những ý tưởng sáng tạo là có thể thành công. Hãy cùng lắng nghe câu chuyện của những người trong cuộc để hội tụ cho mình những yếu tố cần có khi khởi nghiệp.
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Gia Viễn nổi tiếng với nghề truyền thống làm mắm tép nên chị Nguyễn Thị Lệ Thanh, thôn Thượng, xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình luôn nung nấu ý tưởng phát triển những sản phẩm từ mắm tép đặc sản quê hương. Qua quá trình tìm tòi, sáng tạo và nghiên cứu, đến nay chị đã phát triển thành công sản phẩm "Thịt chưng mắm tép Thanh Nguyễn", đạt chất lượng sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh.
Chúng tôi gặp nữ doanh nhân Hà Thị Vân Giang trong những ngày đầu năm mới 2022. Mặc dù đang tất bật với công việc của doanh nghiệp nhưng trong ánh mắt chị vẫn ánh lên niềm vui khi mới đây chị nhận được giải thưởng Gương mặt nữ doanh nhân tiêu biểu - Cúp Bông hồng vàng do Phòng Công nghiệp và thương mại Việt Nam bình chọn.
Với lợi thế là tuổi trẻ, sẵn đam mê, khát khao cháy bỏng được khẳng định bản thân, đóng góp sức lực, trí tuệ vào sự phát triển của đất nước và cống hiến nhiều hơn nữa cho cộng đồng, xã hội, thành quả mà thế hệ doanh nhân trẻ Ninh Bình đạt được hôm nay cho chúng ta niềm hy vọng về một thế hệ doanh nhân mang tầm vóc Việt sẵn sàng "vượt sóng lớn" vươn mình ra thế giới
Hiện nay, Đoàn xã Khánh Nhạc có 25 chi đoàn, trong đó có 20 chi đoàn thôn, xóm, phố và 5 chi đoàn trường học, cơ quan với tổng số 121 ĐVTN. Nhiều năm qua, phát huy tinh thần xung kích và tình nguyện của tuổi trẻ, Đoàn xã Khánh Nhạc đã có nhiều hoạt động thiết thực, thu hút đông đảo thanh niên tham gia vào các phong trào Đoàn, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững an ninh trật tự ở địa phương.
Từng là chủ một xưởng cơ khí đang thời ăn nên làm ra, giải quyết việc làm cho từ 3-4 lao động địa phương với mức lương từ 6-7 triệu đồng, anh Phạm Văn Dũng (xã Gia Tân, huyện Gia Viễn) quyết định bỏ nghề để về làm nông nghiệp. Ở tuổi 40, anh Dũng làm lại từ đầu, bắt tay vào thực hiện khát vọng làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình bằng mô hình trồng măng tây hữu cơ.
Nghị quyết số 43/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ vay vốn khởi nghiệp và phát triển sản xuất, kinh doanh cho thanh niên được Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 9, ngày 12/12/2018 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019.
Với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn, thời gian qua nguồn vốn khuyến công của Trung ương và địa phương đã tập trung đầu tư xây dựng nâng cấp nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thêm việc làm, thu nhập cho lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở, góp phần vào xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.
Đi ngược lại với tâm lý số đông, nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THPT đã lựa chọn học nghề để khởi nghiệp. Và những nghề được lựa chọn để theo đuổi bằng đam mê, sự nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường đã giúp nhiều thế hệ học sinh xây dựng được sự nghiệp riêng vững vàng. Rất nhiều học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp đã trở thành nguồn lao động chất lượng cao, giải tỏa "cơn khát" nhân lực của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Bén duyên với kinh doanh từ sớm, nhưng thay vì lựa chọn an toàn là mở một cửa hiệu thời trang hay mỹ phẩm như những phụ nữ khác, chị Nguyễn Thị Ngọc Ánh (phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình) lại liều lĩnh trở thành chủ của một cửa hàng nông sản sạch.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg yêu cầu tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Hiện nay, nông nghiệp sạch không còn là khái niệm mới mẻ mà đã thực sự trở thành nguồn cảm hứng được nhiều người, trong đó có các bạn trẻ theo đuổi khi khởi nghiệp.
Với tiềm năng, thế mạnh về lịch sử, văn hóa, du lịch của miền đất Cố đô văn hiến, cùng với sự chỉ đạo, phối hợp của các cấp, các ngành, chính quyền… đoàn viên thanh niên Ninh Bình đã và đang khởi nghiệp, lập nghiệp bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, nhất là ở lĩnh vực du lịch.
Trong 9 tháng đầu năm 2019, tỷ lệ vốn đầu tư mạo hiểm đổ vào các DN FinTech của Việt Nam chiếm 36% tổng số vốn đầu tư mạo hiểm vào lĩnh vực công nghệ tài chính (FinTech) của khu vực Đông Nam Á, chỉ xếp sau Singapore với 51%.
Đây là một trong những nội dung được quy định tại Thông tư số 45/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định quản lý tài chính thực hiện Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" (Theo Quyết định 844/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ).
Mặc dù còn khá mới mẻ, nhưng sự xuất hiện của Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, dịch vụ và thương mại VIXA của thanh niên huyện Yên Khánh như minh chứng cho sự kết hợp ấn tượng: Giữa một xu hướng đang được nhiều bạn trẻ trên địa bàn tỉnh lựa chọn phát triển kinh tế (thành lập HTX) và một phong trào đang có sức lan tỏa (khởi nghiệp) để hình thành nên HTX Thanh niên khởi nghiệp.
Gần ba năm gắn bó với bảng đen phấn trắng, chàng trai trẻ Mai Văn Công ở xóm 6, xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh bất ngờ từ bỏ nghề giáo để chuyển sang xây dựng mô hình kinh tế trang trại. Giờ đây sau gần 5 năm nỗ lực phấn đấu, anh đã trở thành ông chủ của một trang trại quy mô với thu nhập lên tới trên 100 triệu đồng mỗi năm.
Khởi nghiệp và có chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường với nhiều lĩnh vực như xây dựng, vận tải, sản xuất thức ăn chăn nuôi… Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, cách đây 3 năm, ông Trần Quốc Phong, Giám đốc Công ty TNHH Hải Nam quyết định lựa chọn một lĩnh vực hoàn toàn mới để thử nghiệm đó là nuôi trùn (giun) quế để hoàn thiện khép kín chuỗi sản xuất nông sản sạch. Đến nay, mặc dù nguồn thu từ mô hình này mới ở mức ban đầu, nhưng cũng đủ làm cháy bỏng thêm khát vọng sản xuất và đưa nông sản sạch đến tay người tiêu dùng.
Ngày 21-9, Tỉnh đoàn phối hợp với Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh tổ chức chương trình đào tạo khởi nghiệp cho hơn 300 học viên là các cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh.
© 2020 Bản quyền thuộc về Báo Ninh Bình điện tử.
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.