P.V: Thưa đồng chí, theo quan niệm của nhiều người, năm 2012 là năm "Rồng vàng" nên nhiều gia đình muốn sinh con, vậy hệ lụy của vấn đề này như thế nào?
Đồng chí Lưu Danh Cung: Chính từ quan niệm ấy của nhân dân nên ước số sinh năm 2012 trong toàn tỉnh sẽ là 14.800 cháu (tăng 1.087 cháu so với cùng kỳ 2011), trong đó sinh con thứ 3 trở lên là 2.035 cháu (tăng 502 cháu so với cùng kỳ 2011), chiếm tỷ lệ 13,1%.
Trong mấy năm gần đây, tỷ số giới tính khi sinh của tỉnh tăng nhanh và liên tục. Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở 1-4-1999 Ninh Bình thuộc nhóm các tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh mức thấp (<107) nhưng="" đến="" 1-4-2009,="" ninh="" bình="" thuộc="" nhóm="" có="" tỷ="" số="" giới="" tính="" cao="" 116="" bé="" trai/100="" bé="" gái;="" đặc="" biệt="" 3="" năm="" trở="" lại="" đây,="" tỷ="" số="" giới="" tính="" khi="" sinh="" của="" tỉnh="" ta="" liên="" tục="" tăng:="" năm="" 2010="" là="" 114="" bé="" trai/100="" bé="" gái,="" năm="" 2011="" là="" 111="" bé="" trai/100="" bé="" gái,="" năm="" 2012="" là="" 114="" bé="" trai/100="" bé="" gái.="" đặc="" biệt,="" tỷ="" số="" giới="" tính="" khi="" sinh="" lần="" 3="" rất="" cao,="" ước="" năm="" 2012="" là="" 116-117="" bé="" trai/100="" bé="" gái.="" chúng="" ta="" chưa="" thể="" khống="" chế="" và="" giải="" quyết="" được="" tình="" trạng="" gia="" tăng="" này="" trong="" thời="" gian="" ngắn,="" nguyên="" nhân="" chính="" là="" do="" tư="" tưởng="" "trọng="" nam="" hơn="" nữ"="" vẫn="" tồn="" tại="" trong="" xã="">
Bên cạnh đó, tỉnh Ninh Bình thuộc nhóm các tỉnh có tỷ suất sinh thấp so với cả nước, tuy nhiên kết quả giảm sinh này chưa thực sự vững chắc, trong vòng 10-15 năm tới, số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ và trong độ tuổi này hàng năm vẫn rất lớn do hệ quả của mức sinh cao những năm 1980-1990. Chỉ số phát triển con người (HDI) của Ninh Bình và cả nước đang từng bước được cải thiện nhưng vẫn nằm trong nhóm các nước có chỉ số phát triển con người ở mức trung bình, thấp hơn nhiều so với nhiều nước trong khu vực. Mặc dù tuổi thọ bình quân đạt mức khá cao là 72,8 tuổi năm 2009, nhưng tuổi thọ bình quân khỏe mạnh chỉ đạt 66 tuổi. Môi trường sống không đảm bảo, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước đang là vấn đề nan giải... Nếu không giải quyết tốt những vấn đề này sẽ dẫn tới hệ lụy rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội như: Thay đổi cơ cấu dân số trong tương lai - thay đổi tỷ lệ giới tính ở các nhóm tuổi kéo theo sự thay đổi cơ cấu nghề; thiếu hụt phụ nữ ở tuổi lập gia đình, dẫn đến tình trạng một tỷ lệ nam giới sẽ phải trì hoãn cưới xin, còn tồn thừa ở độ tuổi cao hơn, dư thừa rất nhiều nam giới không có vợ vì không thể có phụ nữ (kể cả nhập khẩu cô dâu người nước ngoài); cấu trúc gia đình thay đổi đáng kể, một số nam giới có thể phải lựa chọn tình trạng sống độc thân; gia tăng tội phạm liên quan đến tình dục, buôn bán, bắt cóc, bạo hành phụ nữ và trẻ em gái; tình trạng khan hiếm phụ nữ sẽ cản trở việc nâng cao địa vị của họ trong xã hội từ nhiều lý do: tăng áp lực cưới xin dẫn đến xây dựng gia đình sớm, áp lực của tệ nạn buôn bán phụ nữ dưới hình thức hôn nhân...
P.V: Trước thực trạng trên, ngành Dân số đã có những giải pháp gì để ổn định quy mô dân số, cơ cấu dân số và nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn tỉnh?
Đồng chí Lưu Danh Cung: Giải pháp trọng tâm cua Ngành Dân số vẫn là đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác DS - KHHGĐ.
Bên cạnh đó, triển khai đồng bộ, hiệu quả các hoạt động truyền thông chuyển đổi hành vi, đặc biệt là truyền thông tư vấn nhóm nhỏ, đối thoại trực tiếp, duy trì và tổ chức triển khai thực hiện tốt các chiến dịch truyền thông lồng ghép với dịch vụ KHHGĐ ở tất cả các cấp nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về công tác dân số trong giai đoạn tới. Mở rộng các loại hình cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - KHHGĐ, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, đa dạng các phương tiện tránh thai, nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời cho đối tượng một cách an toàn, hiệu quả hạn chế tối đa những trường hợp bỏ hoặc có thai ngoài ý muốn. Duy trì và mở rộng các hoạt động của đề án "Nâng cao chất lượng giống nòi", mô hình "Tư vấn và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng". Đặc biệt là đề án "Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh" nhằm từng bước nâng cao chất lượng dân số. Hoàn thiện đề án "Quản lý dữ liệu dân cư" để có cơ sở dữ liệu phục vụ công tác điều hành và xây dựng kế hoạch chương trình hàng năm.
Đồng thời, từng bước kiện toàn tổ chức bộ máy DS-KHHGĐ từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã, phường. Đảm bảo đội ngũ chuyên trách về dân số các cấp có đủ trình độ, năng lực, nhiệt tình để tham mưu cho các cấp trong công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai các hoạt động của chương trình đạt hiệu quả cao. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công tác DS-KHHGĐ ở tất cả các cấp, tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm kịp thời để không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả của chương trình, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
P.V: Hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số và ngày Dân số Việt Nam (26-12), ngành Dân số tỉnh sẽ tập trung vào hoạt động gì, thưa đồng chí?
Đồng chí Lưu Danh Cung: Ngày Dân số Việt Nam năm nay với chủ đề "Kiểm soát có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh vì tương lai, hạnh phúc của mỗi gia đình, vì sự phát triển bền vững của đất nước". Ban chỉ đạo công tác dân số tỉnh và Sở Y tế đã chỉ đạo các cấp phối hợp với các ngành tập trung tuyên truyền các Nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công DS - KHHGĐ và những vấn đề đang đặt ra với công tác DS - KHHGĐ như chất lượng dân số, cơ cấu dân số, đặc biệt là mất cân bằng giới tính khi sinh, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, của từng gia đình và toàn xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác DS - KHHGĐ đối với sức khỏe, hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và sự phát triển bền vững của xã hội.
Phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí thực hiện các phóng sự, chuyên mục, bài viết, phỏng vấn, bài định hướng về công tác DS-KHHGĐ, phổ biến rộng rãi ý nghĩa, chủ đề Tháng hành động Quốc gia về dân số và ngày Dân số Việt Nam năm nay, cung cấp các thông tin về tình hình mất cân bằng giới tính khi sinh, già hóa dân số và nâng cao chất lượng dân số của cả nước và của tỉnh trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, các trung tâm, đơn vị thuộc ngành Y tế; hướng dẫn Trung tâm DS-KHHGĐ các huyện, thành phố, thị xã triển khai các hoạt động tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số và kỷ niệm ngày Dân số Việt Nam 26-12. Sản xuất và nhân bản tài liệu tuyên truyền công tác DS/SKSS/ KHHGĐ, thực hiện xây dựng các cụm pano, áp phích tuyên truyền trên địa bàn toàn tỉnh. Tiếp tục tổ chức các lớp cung cấp kiến thức về DS/SKSS/KHHGĐ cho các nhóm đối tượng để thực hiện có hiệu quả chương trình tại địa phương. Tổ chức tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số và kỷ niệm ngày Dân số Việt Nam 26-12 lồng ghép với việc tổng kết công tác DS-KHHGĐ năm. Biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong công tác.
P.V: Xin cảm ơn đồng chí!
Hồng Vân (Thực hiện)