Cùng dự hội nghị có các đồng chí: Trương Đức Lộc, TVTU, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; Phạm Quang Ngọc, TVTU, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Lê Hữu Quý, TVTU, Bí thư Thành ủy Ninh Bình; các đồng chí lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Văn phòng Tỉnh ủy; Trường Chính trị tỉnh; Bí thư các huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo, Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thành ủy, đảng ủy.
Hiện trên địa bàn tỉnh có tổng số 47 cán bộ, giảng viên, nhân viên các Trung tâm bồi dưỡng chính trị. Đội ngũ cán bộ, giảng viên đều có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt, hầu hết đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, đa số đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị và nghiệp vụ sư phạm.
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập và giảng dạy của các trung tâm được quan tâm đầu tư xây dựng, sửa chữa, mua sắm mới, cơ bản đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập. Căn cứ kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được thường trực cấp ủy phê duyệt và các văn bản quy định, hướng dẫn về chế độ, chính sách của trung ương, của tỉnh, các trung tâm đã xây dựng dự toán và được cấp kinh phí cơ bản đảm bảo thực hiện kế hoạch hoạt động, đào tạo, bồi dưỡng hàng năm.
Công tác tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm cơ bản nền nếp, từng bước đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cuối khóa, quản lý, bồi dưỡng giảng viên được coi trọng đúng mức, quản lý học viên nghiêm túc, chặt chẽ.
Thực hiện công tác hướng dẫn, phối hợp, hàng năm Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy căn cứ hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương về thực hiện chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị tại các Trung tâm bồi dưỡng chính trị để ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện trên địa bàn.
Chủ trì phối hợp với Trường Chính trị tỉnh tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên các Trung tâm. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra các hoạt động của Trung tâm, thẩm định các hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận tương đương sơ cấp lý luận chính trị do các Trung tâm thực hiện. Từ năm 2015 đến 6 tháng đầu năm 2017, các Trung tâm đã tổ chức được 755 lớp với 73.453 lượt học viên...
Tại hội nghị, đại diện các đơn vị đã làm rõ những khó khăn, vướng mắc cần được quan tâm giải quyết về: tổ chức bộ máy, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên, về nội dung, chương trình giảng dạy…
Đồng thời, qua các ý kiến đã đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyệnkiến nghị, đề xuất của các Trung tâm.
Phát biểu ý kiến kết luận hội nghị trên cơ sở tiếp thu các ý kiến, kiến nghị, đề xuất của các đơn vị, đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy khẳng định: Trong những năm qua, các huyện, thành ủy, các cơ quan, ban, ngành đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Trung tâm bồi dưỡng chính trị.
Công tác tổ chức quản lý giảng viên, học viên, việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đánh giá chất lượng lớp học được tăng cường; chất lượng đào tạo, bồi dưỡng từng bước được nâng lên. Đội ngũ cán bộ, đảng viên sau đào tạo, bồi dưỡng đã vận dụng tốt lý luận vào thực tiễn công tác, đóng góp quan trọng vào công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, vận động nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị.
Về giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các trung tâm trong thời gian tới, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu các huyện, thành ủy, cơ quan đơn vị quan tâm thực hiện tốt một số nội dung sau:
Về mặt nhận thức, các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, phải xác định đúng vị trí, vai trò của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện. Trung tâm là khâu quan trọng, một trong những nhân tố quyết định số lượng, chất lượng, hiệu quả phát triển đảng viên, nâng cao chất lượng cán bộ, đảng viên ở thôn, phố, xóm, cơ sở.
Hình ảnh đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nền nếp hoạt động của Trung tâm sẽ là một nhân tố tác động lớn đến suy nghĩ, nhận thức của quần chúng ưu tú, của đảng viên mới về Đảng. Trên cơ sở đó, cấp ủy, mà trực tiếp là Thường trực cấp ủy phải thường xuyên quan tâm đến mọi mặt hoạt động của Trung tâm: xây dựng cơ sở vật chất, con người, tổ chức quản lý, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở...
Đồng thời,các huyện, thành ủyquan tâm lãnh đạo, chỉ đạo về công tác bố trí con người và đầu tư cơ sở vật chất cho Trung tâm.Quan tâm lựa chọn, bố trí đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trung tâm đủ tiêu chuẩn theo quy định, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu và trách nhiệm cao trong công tác, có năng lực quản lý, giảng dạy, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Lựa chọn đội ngũ giảng viên kiêm chức đầy đủ tiêu chuẩn, có năng lực giảng dạy, lưu ý lựa chọn các đồng chí ủy viên ban chấp hành đảng bộ huyện, nhất là các đồng chí trong quy hoạch Ban thường vụ; Trường Chính trị tỉnh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giảng viên của trung tâm BDCT cấp huyện.
Thường xuyên tổ chức trao đổi, tọa đàm giữa giảng viên Trường Chính trị tỉnh, giảng viên các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị về chuyên môn, nghiệp vụ; Ban Tổ chức Tỉnh ủy nghiên cứu, tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy sắp xếp tổ chức bộ máy Trung tâm theo quy định của Trung ương, đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế của tỉnh.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tăng cường chỉ đạo, kiểm tra về phương hướng chính trị tư tưởng trong giảng dạy lý luận chính trị ở các trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện, định hướng đưa nội dung các nghị quyết, chỉ thị mới của Đảng vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng của trung tâm.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn và thống nhất quản lý việc thực hiện chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng, quy chế giảng dạy và học tập của trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
Các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, tập trung rèn luyện cho học viên về phương pháp tư duy, khả năng vận dụng giải quyết tình huống trong thực tiễn, "học đi đôi với hành".
Phan Hiếu