Tại hội nghị, cơ quan tư vấn-Viện quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia trình bày báo cáo vắn tắt về quy hoạch các phân khu phía Bắc TP Ninh Bình. Theo đó, khu vực phía Bắc TP Ninh Bình có 4 phân khu đô thị: 1-1A (phân khu nam- Phía đông giáp sông Đáy, Tây giáp đường tránh QL1A, Nam giáp đường Xuân Thành và QL10, Bắc giáp đường Vạn Hạnh) là phân khu đô thị có chức năng tổng hợp cả về thương mại, tài chính, du lịch, văn hóa, nhà ở và đây là hình ảnh quảng bá cho sự phát triển thịnh vượng của đô thị Ninh Bình.
Phân khu 1-3A (phân khu bắc- Phía Đông giáp sông Đáy, Tây giáp đường tránh QL1A, Nam giáp QL38B, Bắc giáp sông Hoàng Long) là phân khu đô thị sinh thái tại cửa ngõ phía Bắc của tỉnh, hỗ trợ cho sự dịch chuyển dân cư từ trung tâm đô thị hiện hữu tới các khu ở mới.
Phân khu 1-3B (phân khu tây- Phía Đông giáp đường Trần Hưng Đạo, Tây giáp đường tránh QL1A, Nam giáp đường Vạn Hạnh, Bắc giáp QL38B ) tạo lập khu trung tâm đô thị mở rộng dựa trên thị trấn Thiên Tôn và kết nối với đô thị trung tâm hiện hữu, tạo sự chuyển dịch dân cư từ trung tâm cũ tới các khu mới.
Phân khu 1-3C (phân khu đông- Phía Đông giáp sông Đáy, Tây giáp QL1A và đường Phạm Hùng, Nam giáp kênh ba xã và đường Lưu Cơ kéo dài, Bắc giáp QL38B) tạo lập không gian đô thị sinh thái ven sông Đáy với chức năng tổng hợp về thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch, văn hóa và nhà ở; kết nối với trung tâm đô thị hiện hữu và tạo sự chuyển dịch dân cư từ nơi cũ tới nơi mới.
Trong mỗi phân khu còn được chia thành 4 tiểu khu khác nhau và mỗi phân khu có chức năng khác nhau trên cơ sở tôn trọng các quy hoạch đã được duyệt, các công trình giao thông, hệ thông kênh, sông ngòi chính và các làng quê. Quy hoạch cũng đề cập rõ: Tính chất của các phân khu; hiện trạng dân cư, hạ tầng xã hội; hạ tầng giao thông, các ông trình kiến trúc và xây dựng; cao độ nền và hiện trạng cấp nước; hiện trạng môi trường; các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật và quy hoạch chung…
Hội nghị cũng đã dành nhiều thời gian để các đại biểu ở các sở, ngành, địa phương góp ý kiến vào quy hoạch. Nhìn chung các ý kiến đều cơ bản đồng tình với cơ quan tư vấn. Cơ quan tư vấn đã đã tổ chức thực hiện lập quy hoạch chi tiết khá đầy đủ; tiếp thu và chỉnh sửa bổ sung các ý kiến góp ý trước đó. Tuy vậy, tại hội nghị này vẫn còn nhiều ý kiến góp ý về các vấn đề: Mặt cắt đường Vạn Hạnh, đường Đinh Tiên Hoàng; khoảng không ven đê sông Đáy là bao nhiêu, có phù hợp với quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; bố trí đất xây dựng bệnh viện, trường học, sân chơi, khu điều dưỡng, chợ đầu mối…
Phát biểu ý kiến kết luận hội nghị, đồng chí Đinh Văn Điến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: Đây là quy hoạch quan trọng đối với TP Ninh Bình mở rộng trong tương lai. Cơ quan tư vấn thực hiện quy hoạch đã đã đánh giá được hiện trạng trọng vùng và lập quy hoạch phù hợp với quy hoạch chung; các phân khu tương đối phù hợp gắn với cảnh quan, hiện trạng cơ sở hạ tầng, công trình hiện có nhằm giảm tối đa công tác giải phóng mặt bằng khi thực hiện.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị cơ quan tư vấn cần chú ý, bổ sung làm rõ các vấn đề: Khoảng lùi ven đê sông Đáy là bao nhiêu, cụ thể từng khu vực; làm rõ các điểm giao cắt đường giao thông, đề xuất phương án ở các điểm này; mặt cắt đường Vạn Hạnh, đường Đinh Tiên Hoàng; mỗi phân khu bố trí 1 trường THPT; 1 sân chơi, 1 chợ khu vực, 1 khu hàng chính (diện tích ít nhất 5 ha); mỗi tiểu khu bố trí từ 1-2 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường THCS, sân chơi, khu nghỉ dưỡng. ; bố trí 1 chợ đầu môi và khu kho chứa hàng ở phân khu bắc; tiếp tục nghiên cứu phương án nối hồ Kỳ Lân với sông Đáy; không thay đổi tuyến cột điện trung thế mới xây dựng…
Đồng chí chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sơ, ban, ngành của tỉnh tiếp tục có ý kiến bổ sung, góp ý gửi cho cơ quan tư vấn và cơ quan tư vấn tiếp thu, chỉnh sửa, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch trước Tết nguyên đán Ất Mùi để ra ngoài Tết nguyên đán có thể báo cáo, trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét và cho ý kiến.
Trường Sinh