Xây dựng cơ sở hạ tầng là điều kiện tiền đề
Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 26 và hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia XDNTM, cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện Gia Viễn không ngừng được chỉnh trang, tu sửa theo hướng phục vụ cho sản xuất. Hệ thống điện được cải tạo, nâng cấp..., cơ bản đáp ứng đủ và kịp thời cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân; 1.005 xã, thị trấn có lưới điện Quốc gia. Các tuyến giao thông liên huyện (42,5 km), liên xã (132,8 km) từng bước được xây dựng kiên cố theo hướng bê tông hoặc nhựa hóa; đường thôn xóm có khoảng 300,3 km chủ yếu được bê tông hóa và ô tô đến được 100% trung tâm các xã, thị trấn. Hệ thống thủy lợi, đê điều được tu bổ, cải tạo nâng cấp đủ năng lực phòng, chống thiên tai, sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu và đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp và dân sinh.
Trong 5 năm qua, đã có 272 công trình thủy lợi được nâng cấp và tỷ lệ kênh mương kiên cố hóa đạt 84,6%, đảm bảo cho 18.470 ha đất canh tác chủ động được tưới tiêu. Tỷ lệ phòng học mầm non được kiên cố hóa đạt 58%, tiểu học đạt 90%, THCS đạt 95%, THPT và Giáo dục thường xuyên đạt 100%. ở 21 xã, thị trấn trong huyện đều có trường mầm non với 9 trường đã đạt chuẩn quốc gia; toàn huyện có 22 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 ( 5 trường đạt chuẩn mức độ 2) và 9/21 trường THCS đạt chuẩn Quốc gia. Các trạm y tế trên địa bàn huyện được đầu tư xây dựng kiên cố và bổ sung khá đầy đủ các trang thiết bị. 12 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế.
Huyện đã chỉ đạo xây dựng và nâng cấp các chợ và trung tâm thương mại với 255 là chợ kiên cố. 21 xã, thị trấn đều có trạm bưu điện được kiên cố hóa; 13 xã, thôn có điểm truy cập Internet. Trong những năm qua, toàn huyện đã sửa chữa và xây mới 29.900 ngôi nhà cho các hộ gia đình khó khăn; 19 xã, thị trấn có trạm cấp nước sạch tập trung, góp phần đưa tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch ước tính đến hết năm 2013 đạt 92%. 14 xã đã xây dựng bãi tập kết rác thải, 5 xã đang xây dựng; 16 xã có đội thu gom rác thải...
Phát triển sản xuất là cốt lõi
Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Gia Viễn cho biết: Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ngày càng được củng cố, nâng cấp và tăng cường đã đáp ứng ngày càng tốt hơn cho yêu cầu sản xuất, tạo đà cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển. Tốc độ tăng trưởng nông-lâm-ngư nghiệp luôn ổn định từ 3-4%/năm; tổng sản phẩm nông nghiệp không ngừng tăng, năm 2012 đạt gần 1.103 tỷ đồng, gấp 1,5 lần so với năm 2009; cơ cấu trong nông nghiệp chuyển biến tích cực, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Năm 2012, diện tích cây trồng đạt 16.547,1 ha (có 12.616,6 ha lúa) với sản lượng đạt 73.445 tấn; giá trị sản phẩm trên 1 ha canh tác đạt 88 triệu đồng, tăng 13 triệu đồng/ha so với năm 2008.
Trên địa bàn huyện đã hình thành 4 vùng sản xuất rau hàng hóa ở Gia Thắng, Gia Tiến, Gia Phương và thị trấn Me và 4 vùng sản xuất dưa ở Gia Thắng, Gia Tiến, Gia Phương và Gia Lập. Chăn nuôi phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng với tốc độ tăng trưởng bình quân 11%/năm; tổng đàn gia súc, gia cầm năm 2012 đạt 467.610 con, tăng 1,8% so với năm 2009; đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại kết hợp giữa trồng trọt với chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Nuôi trồng thủy sản, đa dạng về chủng loại nuôi và từng bước đi vào thâm canh, chuyển đổi vùng trũng cấy lúa mùa bấp bênh sang sản xuất theo phương thức vụ lúa - vụ cácho hiệu quả cao, tập trung ở các xã Gia Minh, Gia Hòa, Gia Phương, Gia Lập... Năm 2012, diện tích nuôi thủy sản toàn huyện ước đạt 1.136 ha, tăng 2,1% so với năm 2009.
Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng trên địa bàn không ngừng tăng, năm 2012 đạt 2.810 tỷ đồng với các sản phẩm có mức tăng khá là: gạch đất nung 58,5 triệu viên, khai thác đá 1,346 triệu m3, xi măng 2,1 triệu tấn... Hoạt động thương mại, dịch vụ năm 2012 đạtgiá trị 1.140 triệu đồng, tăng 201,6 triệu đồng so với năm 2008 với các loại hàng hóa phong phú, đa dạng, đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Năm 2012, du khách đến địa bàn huyện ước đạt 1,65 triệu lượt người, tăng 3,2% so với năm 2011, tập trung ở các khu du lịch: Bái Đính, Vân Long, Kênh Gà...
Nâng cao mức sống cho người nông dân là mục tiêu
Đồng chí Đỗ Thị Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện cho rằng: Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã được cụ thể hóa trong Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM, tạo khí thế mới trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong đó, nâng cao mức sống cho người nông dân được huyện xác định là mục tiêu trọng tâm.
Với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện..., nông nghiệp đã có sự chuyển biến, nông thôn có nhiều khởi sắc và đời sống của người nông dân được nâng lên. Bình quân thu nhập đầu người ngày càng tăng: năm 2009 là 15,3 triệu đồng thì đến năm 2013 ước đạt 29,1 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 6,84%, giảm 1,54% so với năm 2011; tỷ lệ hộ cận nghèo còn 5,57%, giảm 0,53% so với năm 2011. Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch giai đoạn 2009-2013 cao hơn 1,34 lần so với giai đoạn 2004-2008. Công tác an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm và đảm bảo.
Các cấp, các ngành trên địa bàn huyện đã thực hiện tốt việc cấp thẻ BHYT và hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định; tiếp nhận 293 con bê nghé của Tập đoàn Vingroup hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo; tiếp nhận nguồn kinh phí của Tập đoàn The Vissai và Ngân hàng Liên Việt xây mới, sửa chữa 125 ngôi nhà cho các gia đình chính sách.
Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân được quan tâm. Các cấp, các ngành trong huyện còn đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.
Toàn huyện có 93/198 thôn đạt danh hiệu làng văn hóa, 100% xã, thị trấndành đất lập quy hoạch khu vui chơi giải trí, hoạt động thể dục, thể thao; 100% số xã, thị trấn có thư viện, phòng đọc sách; 10% số xã và 58% số thôn đã có nhà văn hóa, khu thể thao đạt chuẩn.
Đinh Chúc