Trong đó, các mô hình được hình thành và duy trì từ dự án như: mô hình phát triển cộng đồng, mô hình nhà văn hóa thôn ở xã Thạch Bình (Nho Quan) và xã Gia Hòa (Gia Viễn) đã và đang phát huy tác dụng trong việc góp phần giảm nghèo, trở thành mô hình quen thuộc của nhân dân các xã.
Dự án CCHC tỉnh giai đoạn II có 16 đơn vị tham gia thực hiện gồm 3 tiểu dự án và 13 đơn vị thực hiện dự án. Trong đó có 10 sở, ngành, 4 huyện, thị xã và 2 xã. Đặc biệt, ở cấp cơ sở, các hoạt động của dự án tập trung vào các hoạt động thí điểm như: xây dựng mô hình cộng đồng tham gia giảm nghèo, mô hình cộng đồng tham gia quản lý đô thị, mô hình tăng cường năng lực quản lý tài chính...
Trên cơ sở các lớp tập huấn và việc tìm hiểu, nghiên cứu kỹ những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại trong các mô hình ở địa phương, từ cuối năm 2008, được sự giúp đỡ, hỗ trợ về kinh nghiệm, kinh phí mua sắm trang, thiết bị của Ban quản lý Dự án CCHC tỉnh, xã Gia Hòa đã xây dựng mô hình Nhà văn hóa thôn ở thôn Trung Chính và xã Thạch Bình xây dựng mô hình cộng đồng tham gia giảm nghèo.
Đối với mô hình nhà văn hóa thôn, nếu như trước kia nhà văn hóa thôn hoạt động hiệu quả còn thấp, chưa thu hút, khuyến khích người dân tham gia sinh hoạt, hội họp hay tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí... Khi đưa mô hình nhà văn hóa thôn theo nội dung của dự án, nhà văn hóa thôn Trung Chính đã có sự thay đổi nhiều so với trước. Nhà văn hóa thôn có ban quản lý, nhân viên phục vụ, được trang bị máy tính, nối mạng Internet, hình thức hoạt động phong phú.
CLB phụ nữ giúp nhau xóa đói giảm nghèo xã Thạch Bình (Nho Quan)
thảo luận kế hoạch hoạt động.
Ngoài các nội dung quen thuộc mà người dân tham gia, nhà văn hóa thôn còn thu hút người dân đến để tra cứu, tiếp cận, khai thác lợi ích công nghệ thông tin hiện đại. Bên cạnh đó, thời gian, địa điểm sinh hoạt của các đoàn thể được bố trí hợp lý, tránh chồng chéo. Nét mới trong hoạt động của Nhà văn hóa thôn Trung Chính là hiện nay, nhiều người dân trong thôn đã tìm đến như một địa chỉ quen thuộc để truy cập Internet, tìm hiểu các thông tin, tư liệu cần thiết cho cuộc sống sinh hoạt cũng như phát triển kinh tế của họ.
Cùng với mô hình nhà văn hóa thôn ở Gia Hòa, mô hình cộng đồng tham gia giảm nghèo ở xã Thạch Bình (Nho Quan) được Ban quản lý dự án CCHC tỉnh hỗ trợ nhiều điều kiện như: tập huấn, đào tạo, trang bị phương tiện... để xã thành lập Ban điều hành trung tâm thông tin (trực thuộc trung tâm học tập cộng đồng xã), thành lập 2 câu lạc bộ: chăn nuôi và phụ nữ giúp nhau xóa đói giảm nghèo.
Nội dung sinh hoạt của các CLB chủ yếu là phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiến thức KHKT, kinh nghiệm làm ăn, hỗ trợ nhau để phát triển kinh tế, thảo luận những vấn đề khó khăn, nảy sinh trong cuộc sống... CLB hoạt động trên tinh thần tự nguyện, tự góp quỹ, vốn để giúp thành viên phát triển kinh tế... Từ hoạt động của dự án CCHC, trên địa bàn xã Thạch Bình xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi góp phần giảm nghèo. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo từ 40,6% năm 2007 giảm xuống còn 21,6% năm 2009. Quan trọng hơn là qua thực hiện dự án CCHC, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức xã được nâng lên, góp phần tích cực vào việc hoàn thành nhiệm vụ tại địa phương.
Hiệu quả bước đầu từ mô hình nhà văn hóa thôn ở Gia Hòa, mô hình cộng đồng tham gia giảm nghèo ở Thạch Bình là tiền đề quan trọng để các mô hình này tiếp tục được dự án CCHC tỉnh tiếp tục nhân rộng ra các địa phương, đặc biệt là các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trong tỉnh để góp phần tăng cường tính tự lực, tự chủ của chính quyền cơ sở và người dân, phát huy sự tham gia của người dân, tăng...
Bài, ảnh: Bùi Diệu