Phác đồ điều trị sởi thuận do bộ y tế hướng dẫn: Bệnh nhân sởi cần được cách ly; điều trị hỗ trợ; phát hiện và điều trị sớm biến chứng.Điều trị hỗ trợ: Vệ sinh da, mắt, miệng họng. Tăng cường dinh dưỡng.Hạ sốt:+ Áp dụng các biện pháp hạ nhiệt vật lý như lau nước ấm, chườm mát.
+ Dùng thuốc hạ sốt paracetamol khi sốt cao.
Bồi phụ nước, điện giải qua đường uống. Chỉ truyền dịch duy trì khi người bệnh nôn nhiều, có nguy cơ mất nước và rối loạn điện giải.
Bổ sung vitamin A: + Trẻ 6-12 tháng tuổi: 100.000 đơn vị liều duy nhất. + Trẻ trên 12 tháng tuổi và người lớn: 200.000 đơn vị liều duy nhất. + Những trường hợp có biểu hiện bệnh về mắt do thiếu vitamin A: Lặp lại liều trên vào ngày 2 và ngày 28.
Điều trị sởi theo Đông y Thời kỳ khởi phát (còn gọi là thời kỳ phát sốt): Giai đoạn khởi phát: 2-4 ngày. Bệnh nhân sốt cao, viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc, đôi khi có viêm thanh quản cấp, có thể thấy hạt Koplik là các hạt nhỏ 0,5-1 mm màu trắng như hạt vừng trên niêm mạc miệng
Bài thuốc chữa:
Bài 1: lá dấp cá 16g ; cam thảo đất: 12g ; rau rệu : 16g
Sắc uống ngày ba lần(nếu sốt cao mài sừng trâu cho uống)
Bài 2: bèo cái : 12g ;ngưu bàng tử,liên kiều, cát căn,thăng ma (đều 8g) ; xác ve sầu : 4g : đậu xị 12g
Nếu sốt cao thêm hoàng cầm, kim ngân (đều 12g)
Thời kỳ toàn phát (còn gọi là thời kỳ sởi mọc): Giai đoạn toàn phát: Kéo dài 2-5 ngày. Thường sau khi sốt cao 3-4 ngày bệnh nhân bắt đầu phát ban, xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân, ban hồng dát sẩn, khi căng da thì ban biến mất. Khi ban mọc hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần.
Bài thuốc chữa:
Cam thảo đất, sắn dây, mạch môn, sài đất, rau má, dấp cá (đều 12g)
Lá tre, kim ngân (12g) sắc uống ngày 1 thang (thuốc nên uống nguội)
Thời kỳ sởi bay (còn gọi là giai đoạn hồi phục): Giai đoạn hồi phục: Ban nhạt dần rồi sang màu xám, bong vảy phấn sẫm màu. Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh tự khỏi. Có thể có ho kéo dài 1-2 tuần sau khi hết ban.
Bài thuốc chữa:
Củ mài, đậu đỏ, hạt sen, lá dâu non (mỗi thứ một nắm nấu cháo cho ăn mỗi ngày) nếu vẫn còn ho chu thêm 1 nắm lá bọ mắm non.
Lưu ý : trên đây là thể sởi điển hình đôi khi trên lâm sàng cũng có thể bắt gặp.
Thể bệnh không điển hình:
Biểu hiện lâm sàng có thể sốt nhẹ thoáng qua, viêm long nhẹ và phát ban ít, toàn trạng tốt. Thể này dễ bị bỏ qua, dẫn đến lây lan bệnh mà không biết.
Bệnh nhân cũng có thể sốt cao liên tục, phát ban không điển hình, phù nề tứ chi, đau mỏi toàn thân, thường có viêm phổi nặng kèm theo. Xét nghiệm có thể có tăng men gan.
2. Cách ly bệnh nhân và vệ sinh cá nhân (theo hướng dẫn của Bộ Y Tế)
Bệnh nhân sởi phải được cách ly tại nhà hoặc tại cơ sở điều trị theo nguyên tắc cách ly đối với bệnh lây truyền qua đường hô hấp: + Sắp xếp các bệnh nhân cùng chẩn đoán trong các khu vực riêng biệt. + Sử dụng khẩu trang phẫu thuật cho bệnh nhân, người chăm sóc, tiếp xúc gần và nhân viên y tế. + Hạn chế việc tiếp xúc gần không cần thiết của nhân viên y tế và người thăm bệnh nhân đối với bệnh nhân. + Thời gian cách ly trong suốt giai đoạn viêm long cho đến ít nhất 4 ngày sau khi bắt đầu phát ban.
Tăng cường vệ sinh cá nhân, sát trùng mũi họng, giữ ấm cơ thể, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng.
Khi có biểu hiện sốt phát ban dạng sởi thì cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Lương y Phạm Ngọc
(TP Ninh Bình)