Dự hội nghị còn có đại biểu đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh; các Văn phòng của Tỉnh ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh, UBND tỉnh; lãnh đạo các huyện, thành phố, thị xã… và đơn vị tư vấn Công ty Cổ phần FPT. Sau khi nghe trình bày dự thảo Đề án xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Ninh Bình, các đại biểu đã phát biểu ý kiến nêu những thuận lợi, khó khăn: xác định mô hình, kiến trúc xây dựng chính quyền điện tử, xác định các nội dung, hạng mục đầu tư, bố trí và thu hút mọi nguồn lực, lộ trình xây dựng…
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Trần Hữu Bình, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Đề án xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Ninh Bình để thực hiện chủ trương chỉ đạo của Đảng, Chính phủ trong việc phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin, cải cách hành chính, trong đó tiến tới nền hành chính minh bạch, hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, thu hút đầu tư, phục vụ nhân dân và doanh nghiệp, làm cơ sở để xác định mô hình, kiến trúc xây dựng chính quyền điện tử, xác định các nội dung, hạng mục đầu tư, bố trí và thu hút mọi nguồn lực, lộ trình xây dựng thành công chính quyền điện tử và đưa Ninh Bình trở thành một trong những địa phương áp dụng mạnh mẽ ứng dụng công nghệ công nghệ thông tin.
Đồng chí yêu cầu sau hội nghị này, các sở, ban, ngành, liên quan tham gia ý kiến, đóng góp xây dựng Đề án bằng văn bản, tập hợp gửi về văn phòng UBND tỉnh, đồng thời đề nghị đơn vị tư vấn lập Đề án xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Ninh Bình cần phải khảo sát kỹ tình hình thực tế ở tỉnh để giúp tỉnh thực hiện Đề án hiệu quả.
Tin, ảnh: Minh Đường