Tham dự có Lãnh dạo Bộ NN&PTNT, Tổ chức SNV (Hà Lan), Sở NN&PTNT tỉnh, Lãnh đạo huyện Nho quan và hơn 70 đoàn Dại biểu Quốc tế. Gần 100 đại biểu Quốc tế đã về thăm mô hình lúa-cá, Khí Bioga tại xã Thanh Lạc và nghe báo cáo của UBND huyện Nho Quan về triển khai thực hiện dự án sống chung với lũ trên địa bàn. Trong điều kiện hệ thống đê điều bảo vệ thủ đô chưa đảm bảo thì việc có vùng phân lũ, chận lũ là cần thiết, nhất là trong thời kỳ biến đổi khí hậu mà Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề.
Vùng phân lũ, chậm lũ gồm 21 xã của huyện Nho Quan và 4 xã của Gia Viễn với khoảng 125.000 dân sinh sống. Khi có phân lũ nước tràn vào trong vùng phá hủy các công trình cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân vì vậy cần thiết phải xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng kiên cố nhằm hạn chế thiệt hại khi phân lũ, giúp dân sơ tán dược nhanh chóng, an toàn và hỗ trợ cho phát triển kinh tế xã hội. Đã xây dựng 17,7 km kênh; 134,8 km đê bao, nâng cấp 1 hồ chứa nước, xây dựng 17 trạm bơm tiêu, tưới. Nâng cấp và xây mới 184,5 km đường liên xã, liên thôn; 250 cầu cống lớn nhỏ. Xây dựng kiên cố 334 trường học, 18 trụ sở xã, 17 trạm xá; Kiên cố 66 km đường điện cao thế, 81 km đường điện hạ thế. Xây mới 4 nhà máy cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng...
Mặc dù dự án đã dừng và còn một số hạng mục chưa thực hiện được, nhưng các công trình được xây dựng cơ bản đáp ứng được mục tiêu của dự án đề ra, đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản cho nhân dân khi phân lũ và tạo điều kiện cho phát triển kinh tế trong vùng.
Trường Sinh