Tuy nhiên, tai nạn giao thông vẫn ở mức cao, tiềm ẩn những nguy cơ gia tăng, gây thiệt hại về người và tài sản. Gần đây trên địa bàn cả nước liên tiếp xảy ra một số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, đây là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững và hình ảnh của đất nước Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Có thể nói, vấn đề đảm bảo trật tự ATGT không phải là vấn nạn của riêng Việt Nam, đó là vấn đề toàn cầu nhưng diễn ra nghiêm trọng hơn ở nhóm các nước kém phát triển và các nước đang phát triển và ở tất cả các loại hình giao thông: Đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không.
Theo đánh giá của Ban ATGT tỉnh tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh năm 2016 tiếp tục giảm về số vụ, số người chết và số người bị thương, không có tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng.
Không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền phổ biến GDPL về trật tự ATGT được tăng cường.
Công tác quản lý và xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông được cải thiện tích cực, bước đầu đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân.
Việc cưỡng chế thi hành pháp luật của lực lượng chức năng được tăng cường bằng các đợt hoạt động cao điểm nhất là dịp lễ, Tết, mùa du lịch...
Tuy nhiên, một bộ phận người tham gia giao thông ý thức chấp hành các quy định pháp luật về trật tự ATGT có lúc, có nơi còn yếu dẫn đến vi phạm pháp luật về ATGT gây nguy hiểm cho hoạt động giao thông và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn.
Công tác quản lý Nhà nước về trật tự ATGT của các địa phương còn khó khăn, thiếu đồng bộ, triển khai chậm. Lực lượng chức năng trực tiếp thực thi nhiệm vụ đảm bảo trật tự ATGT còn mỏng, trang thiết bị, phương tiện hiện đại phục vụ tuần tra kiểm soát còn thiếu so với yêu cầu nhiệm vụ...
Với quan điểm "Tính mạng con người là trên hết" để tiếp tục tạo sự chuyển biến tích cực về trật tự ATGT, đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ, nhưng trước hết cần làm tốt công tác tuyên truyền góp phần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp, chính quyền, coi nhiệm vụ đảm bảo trật tự ATGT là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, cần sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và mỗi người dân.
Mỗi cán bộ, đảng viên và người dân hiểu, nhận thức rõ hiểm họa của TNGT từ đó thấy rõ trách nhiệm và tự giác chấp hành pháp luật về giao thông, thực hiện "Nếp sống văn hóa giao thông".
Biểu dương người người tốt, việc tốt đi đôi với phê phán, lên án các hành vi cố ý vi phạm, coi thường kỷ cương pháp luật về ATGT nhất là trong học sinh, sinh viên.
Đồng thời tập trung các nguồn lực xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ cả đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển và hàng không.
Xây dựng chiến lược phát triển phương tiện giao thông phù hợp với phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, chất lượng đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông, đáp ứng yêu cầu về an toàn kỹ thuật.
Tăng cường tuần tra, kiểm soát phát hiện và xử lý vi phạm trật tự ATGT chấm dứt tình trạng đua xe trái phép, phóng nhanh vượt ẩu gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Kiện toàn, xây dựng cơ quan quản lý Nhà nước về ATGT đảm bảo trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Triển khai toàn diện, đồng bộ các giải pháp khắc phục ùn tắc giao thông...
Nguyễn Kim