Quyết định này là một "cú hích" đối với phong trào bởi cầu lông là một trong ba môn đã thành lập được liên đoàn và từ đó đến nay đã tổ chức được tới 19 giải các câu lạc bộ.
Vậy cơ sở nào khiến Trung tâm TDTT tỉnh khôi việc đào tạo vận động viên cầu lông thành tích cao sau một thời gian gián đoạn.
Thứ nhất, về con người, hiện trung tâm có 3 huấn luyện viên tốt nghiệp chuyên sâu môn cầu lông (hai biên chế và 1 hợp đồng). Những nhân lực này tạm thời đáp ứng đủ về mặt lực lượng chuyên môn cho việc khôi phục lại đào tạo.
Thứ hai, thực tế của phong trào câu lông rất phát triển nên thuận tiện cho các huấn luyện viên tìm kiếm lực lượng phục vụ việc đào tạo.
Thứ ba, việc đào tạo vận động viên cầu lông thành tích cao không phải đến thời điểm này mới bắt đầu thử nghiệm làm mà trước đó đã từng làm và cũng đã đạt được những thành tích nhất định.
Bằng chứng là năm 1999, môn cầu lông Ninh Bình từng có đôi vận động viên Chu Văn Lâm và Nguyễn Thị Dung giành huy chương Đồng giải cầu lông thiếu niên nhi đồng toàn quốc; năm 2008 đôi vận động viên Ngọc - Hương từng giành huy chương bạc đôi nữ toàn quốc...
Do đó, việc khôi phục lại việc đào tạo vận động viên cầu lông thành tích cao là hoàn toàn có cơ sở thực tế và rất nên khuyến khích.
Để hiện thực hóa kế hoạc trên, Trung tâm TDTT tỉnh đã có kế hoạch tìm kiếm, đào tạo, tuyển chọn vận động viên rất cụ thể.
Từ 1/6/ 2015 các huấn luyện viên đã được giao việc mở các lớp phong trào tại các địa phương để tìm kiếm lực lượng.
Ở giai đoạn tìm kiếm, tuyển chọn lực lượng từ phong trào, đối tượng tuyển chọn là các học sinh ở lứa tuổi từ 8-14 tuổi, lịch trình tập luyện là 3 buổi/tuần.
Hiện trung tâm TDTT tỉnh đã mở được 2 lớp tại thành phố Ninh Bình:1 lớp tại Trung tâm thể thao thành phố Ninh Bình; 1 lớp tại phường Thành Bình. Tổng số đã có 40 em tham gia.
Các lớp phong trào này sẽ được tập đến ngày 31/8 sau đó sẽ tiến hành kiểm tra, tuyển chọn lấy khoảng 10-15 em có năng khiếu đào tạo tiếp.
Sau thời gian đào tạo khoảng 2-3 năm các em này sẽ tập làm quen với việc thi đấu các giải trẻ, tiến tới trở thành vận động viên chuyên nghiệp đỉnh cao.
Tất nhiên để đạt được điều đó cần có thời gian và mọi việc cũng không hề dễ dàng. Tuy nhiên chỉ riêng việc khôi phục lại việc đào tạovận động viên thành tích cao môn cầu lông cũng đã là việc làm cần thiết và rất đáng hoan nghênh.
Bởi lẽ không có gì đáng tiếc hơn khi một môn thể thao được nhiều người yêu thích, phong trào đã phát triển rất mạnh mà lại chịu cảnh lép vế tại sân chơi thể thao chuyên nghiệp.
Mai Phương