rc;y dựng toàn bằng gỗ tứ thiết, kiến trúc theo kiểu lộng tàn, chồng giường, tiền bẩy, hậu bẩy, xà nách, cao tới đỉnh 16,5 m, có chiều dài 32 m, rộng 13,5 m. Điều độc đáo là có 4 cột cái bằng gỗ tứ thiết, mỗi cột cao 13,85 m, đường kính 0,85 m, nặng khoảng 10 tấn. Tam quan có 3 tầng mái uốn cong ở bốn phía, lợp bằng ngói men ống Bát Tràng màu nâu sẫm. Đây là một Tam quan lớn, đồ sộ, đều dựng bằng gỗ, cha từng thấy ở đâu trên đất nớc ta. Trong Tam Quan đặt 10 tợng Hộ pháp bằng đồng, có hai tượng lớn, mỗi tượng cao 5,5 m, nặng 12 tấn.
2. Tháp chuông: Tháp chuông được xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ, kiến trúc theo kiểu tháp chuông cổ, hình bát giác, cao 22 m. Đường kính trong tháp là 17 m, tính phủ bì đến chân đế đường kính là 49 m. Tháp chuông cao 3 tầng, có 3 tầng mái cong, gồm 24 mái với 24 mái đao cong vút lên. Tháp chuông treo một quả chuông nặng 36 tấn đúc tại Huế. Trung tâm sách kỷ lục Việt đã cấp bằng "Xác nhận kỷ lục": "Đại hội đồng chuông lớn nhất Việt (Phá kỷ lục Việt )" , ngày 12 tháng 12 năm 2007.
3. Điện Quan Thế Âm Bồ Tát: Xây dựng toàn bằng gỗ tứ thiết, 100% kiến trúc bằng gỗ. Điện cao 14,8 m, dài 41,8 m, rộng 17,4 m, gồm 7 gian. Gian giữa của điện, trên bệ cao, đặt tợng Quan Thế Âm Bồ Tát, có gần 1.000 mắt và 1.000 tay, đúc bằng đồng, nặng 80 tấn, cao 9,57 m. Đây cũng là một pho tợng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đồng lớn nhất ở Việt Nam.
4. Chùa Pháp Chủ: Xây dựng toàn bằng bê tông cốt thép giả gỗ rất đồ sộ, hoành tráng, cao 30 m, chiều dài 47,6 m, chiều rộng 43,3 m, gồm 2 tầng mái cong. Điện có 5 gian, gian giữa rất rộng dài đến 13,5 m, 4 gian hai bên, mỗi gian dài 8 m. Điều đặc biệt ở chùa Pháp chủ là ở gian giữa trên bệ cao, đặt một pho tượng lớn bằng đồng nguyên khối, cao 10 m, nặng 100 tấn. Trung tâm sách kỷ lục Việt cấp bằng "Xác nhận kỷ lục": "Pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt " ngày 4 tháng 5 năm 2006. Trong điện treo 3 bức hoành phi và 3 cửa võng. Đây là bức hoành phi và cửa võng lớn nhất Việt , mới chỉ có ở chùa Bái Đính.
Đặc biệt là ở gian giữa điện còn đặt một sập thờ bằng gỗ, có chiều dài 8,7m, rộng 4,7 m, cao 0,8 m, theo kiểu chân quỳ dạ cá, chạm khắc kênh bong, thông phong nhiều lớp. Đây cũng là một sập thờ bằng gỗ lớn nhất, được chạm khắc tinh vi và đẹp nhất ở nước ta.
5. Điện Tam Thế: Tọa lạc ở trên đồi cao, so với mặt nước biển là 76 m. Đây là một tòa rất cao, rộng, đồ sộ, hoành tráng nhất ở khu chùa Bái Đính. Tòa kiêu hãnh nằm trên đồi cao nhất vùng, cao tới 34 m, dài 59,1 m, rộng hơn 40 m, diện tích trong nhà khoảng 3.000 m2. Trong điện Tam Thế cũng treo 3 bức hoành phi và 3 cửa võng lớn và đặt 3 pho tợng Tam Thế bằng đồng nguyên khối, mỗi tượng cao 7,2 m, nặng 50 tấn. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã cấp bằng "Xác nhận kỷ lục": "Ngôi chùa có bộ tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam", ngày 12 tháng 12 năm 2007.
6. Hành lang La Hán: gồm 234 gian, ở hai phía Đông Tây, có chiều dài 1.052 m. Trong các gian nhà hành lang đó đặt 500 tợng La Hán bằng đá nguyên khối to, mỗi tượng cao 2,4 m, nặng khoảng 4 tấn, do bàn tay các nghệ nhân làng nghề đá xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình chế tác. Ở Việt Nam cha có một ngôi chùa nào có nhiều tượng La Hán bằng đá như ở chùa Bái Đính.
7. Giếng Ngọc: Giếng Ngọc mới đợc xây dựng lại ở chỗ giếng Ngọc nhỏ thời xa xa đã có cách đây gần 1.000 năm. Đó là giếng Ngọc của chùa Bái Đính cũ nằm gần chân núi Bái Đính mà cách đây gần 1.000 năm Thiền sư Nguyễn Minh Không đã lấy nước để sắc thuốc chữa bệnh cho dân và chữa bệnh cho Thái tử Dương Hoán. Giếng xây lại hình mặt nguyệt, rất rộng, có đờng kính 30 m, độ sâu của nớc là 6 m, không bao giờ cạn nước. Miệng giếng xây lan can đá. Khu đất xung quanh giếng hình vuông, có diện tích 6.000 m2 , 4 góc là 4 lầu bát giác. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã cấp bằng "Xác nhận kỷ lục": "Ngôi chùa có giếng lớn nhất Việt Nam", ngày 12 tháng 12 năm 2007.
Trong giai đoạn I, nằm trên diện tích 50 ha, khu chùa Bái Đính đã và đang hoàn thiện các công trình trên. Đến giai đoạn II, khu chùa Bái Đính mở rộng hết diện tích 700 ha, sẽ xây dựng thêm các công trình: Tháp Bồ Đề 9 tầng, khu thờ Mẫu, khu thờ Tổ, khu tháp mộ sư, khu nhà tăng thiền viện, khu nhà khách, khu bảo tàng Phật giáo Việt Nam, …
Xây dựng khu chùa Bái Đính (cả cũ và mới) do ông Nguyễn Văn Trường, quê ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, làm giám đốc Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đảm nhiệm. Doanh nghiệp đã có 20 năm kinh nghiệm trong kinh doanh, ngành nghề chủ yếu là xây dựng các công trình giao thông thủy lợi và đầu tư du lịch với 1.400 cán bộ và công nhân viên lao động.
Có thể nói, khu chùa Bái Đính sắp tới đây sẽ hoàn chỉnh là một chùa có quy mô hoành tráng, to lớn, đầy đủ và đẹp đẽ nhất từ trước cho đến nay ở đất nước ta. Chùa Bái Đính sẽ trở thành Khu Văn hóa tâm linh được xác lập nhiều nhất những kỷ lục Việt Nam và khu vực. Đây sẽ là điểm đến rộng lớn hấp dẫn nhất của rất nhiều du khách trong và ngoài nước.
Lã Đăng Bật