Để có được những con số đầy lạc quan trên, phải kể đến những nỗ lực không mệt mỏi của các cơ quan chức năng trong việc tham mưu, chỉ đạo các kế hoạch đầu tư cho phát triển TDTT quần chúng trong suốt một thời gian dài.
Căn cứ vào các Chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Chính phủ về công tác TDTT, đặc biệt là Quyết định 100/QĐ-TTg ngày10-5-2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển TDTT ở xã, phường, thị trấn đến năm 2010, HĐND tỉnh ban hành nghị quyết số 22/2007/NQ-HĐND về việc phê duyệt quy hoạch và chính sách hỗ trợ xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, sân bãi tập luyện TDTT; điểm cho trẻ em cấp xã đến năm 2010. UBND tỉnh cũng ban hành Kế hoạch số18/KH-UBND về tổ chức thực hiện Nghị quyết số 22, cụ thể là Quy hoạch đất và cấp giấy sử dụng đất TDTT và hỗ trợ xây dựng sân thể thao phổ thông cho mỗi xã là 30.000.000 đồng.
Từ những văn bản chỉ đạo trên đã tham gia mưu cho cấp ủy chính quyền làm tốt công tác quy hoạch, huy động các nguồn lực đầu tư nâng cấp, xây dựng sân chơi, bãi tập cho các địa phương. Tính đến tháng 10-2010 toàn tỉnh hiện có 600 sân thi đấu cầu lông (trong đó số nhà tập cầu lông là 111 nhà tập); 67 sân quần vợt; 200 bàn bóng bàn; sân thể thao phổ thông hiện đang sử dụng là 107/146 sân ; diện tích đất dành cho TDTT từ 108 ha năm 2005 tăng lên 165ha năm 2010. Bình quân số m2 đất cho một người dân tính chung trong toàn tỉnh Từ tỉnh đến cơ sở cũng đã trích ngân sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, sân bãi luyện tập cho các xã với tổng số tiền trên 27 tỷ đồng, trong đó cấp tỉnh 9,69 tỷ đồng; cấp huyện 2,57 tỷ đồng; cấp xã 15 tỷ đồng.
Từ những sự quan tâm đầu tư kịp thời và hiệu quả trên mà cơ sở vật chất cho TDTT đã được cải thiện rõ rệt, số lượng người dân tham gia tập luyện TDTT tăng lên không ngừng. Toàn tỉnh hiện có tới 146 câu lạc bộ TDTT cấp xã; 410 câu lạc bộ TDTT ở cơ sở và ngày càng nhiều câu lạc bộ TDTT quần chúng mới được thành lập và đi vào hoạt động. Các câu lạc bộ này thu hút đông đảo người dân ở mọi tầng lớp, lứa tuổi, nghề nghiệp tham gia luyện tập.
Nhiều địa phương biết lồng ghép giữa TDTT với các phong trào như: "khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc";"toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vỹ đại"; "Toàn dân đoàn kết và xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư"…Để thúc đẩy phong trào thể thao quần chúng, ngành thể thao còn chú trọng đầu tư về nhân tố con người: mở 27 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về TDTT (bao gồm công tác chuyên môn và quản lý thể thao) cho 1600 lượt học viên là các cán bộ VHTT-TT cơ sở.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được có thể thấy việc thực hiện Nghị quyết 22/2007/NQ-HĐND và Kế hoạch số18/KH-UBND tỉnh, của nhiều địa phương có nơi có chỗ còn chậm, chưa đạt yêu cầu như: việc chậm cấp sổ đỏ cho đất dành cho TDTT (đến 20/10/2010 mới có 70/146 xã hoàn thành) có nơi chưa quy hoạch và bố trí được diện tích đất cho TDTT
vì lý do thiếu quỹ đất và thay đổi quy hoạch xây dựng chung của địa phương; nhiều địa phương đã bố trí được địa điểm làm sân thể thao phổ thông nhưng chưa có kinh phí để thực hiện giải phóng mặt bằng và xây dựng. Mong rằng thời gian tới, nhưng khó khăn trên sẽ được tháo gỡ, để TDTT quần chúng ngày càng phát triển.
Phương Nam.