Theo quy định tại Luật Trẻ em được Quốc hội khóa XIII thông qua năm 2016, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/2017, cha mẹ đăng tải hình ảnh cá nhân, bảng điểm học tập... của con trẻ lên mạng xã hội có thể sẽ là hành vi vi phạm pháp luật. Điều này đang thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội. Theo đó, luật nghiêm cấm các hành vi công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.
Từ ngày 1/7/2017, Nghị định 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định một số điều hướng dẫn thi hành Luật Trẻ em cũng sẽ có hiệu lực. Nghị định quy định rõ thông tin bí mật đời tư của trẻ em là các thông tin về tên, tuổi, đặc điểm nhận dạng cá nhân, địa chỉ thông tin về trường lớp, kết quả học tập và các mỗi quan hệ bạn bè của trẻ em…
Cụ thể, đối với trẻ chưa đủ 7 tuổi thì cha mẹ có quyền quyết định, nhưng phải xem xét dựa trên mục tiêu vì sự phát triển tốt nhất của trẻ; trong trường hợp trẻ từ 7 tuổi trở lên, cha mẹ cần hỏi ý kiến trẻ trước khi tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ. Ngoài ra, nếu cha mẹ nêu rõ các thông tin về tên, tuổi, đặc điểm nhận dạng cá nhân, địa chỉ thông tin về trường lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em… cũng sẽ bị phạt.
Thực tế cho thấy, dù với lý do gì thì việc đăng tải hình ảnh, thông tin của trẻ em trước hết cũng phục vụ mục đích của người đăng tải, chủ yếu là của các phụ huynh. Những tác động tích cực đến "nhân vật chính" thường khó nhận thấy. Mặt khác, với quy định mới trong Luật Trẻ em và tại Nghị định 56/2017/NĐ-CP, những việc làm nói trên rất có thể sẽ bị cơ quan chức năng xử phạt. Do đó, các bậc phụ huynh cũng cần cân nhắc trước khi quyết định đăng tải thông tin, hình ảnh của con trẻ trên mạng xã hội.
Bên cạnh đó, phía sau việc người lớn chia sẻ hình ảnh, thông tin của trẻ em cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ trẻ em có thể bị lợi dụng, xâm hại. Những thông tin cơ bản như họ tên, trường, lớp, địa chỉ nhà... hoàn toàn có thể bị kẻ xấu khai thác, lợi dụng để gây hại cho các bé hoặc sử dụng vào mục đích xấu.
Thực tế đã ghi nhận những vụ việc kẻ xấu lợi dụng thông tin cha mẹ đưa lên mạng xã hội để bắt cóc trẻ, tống tiền hoặc sát hại các bé. Trẻ em thường rất nhạy cảm, suy nghĩ chưa đầy đủ, chưa chín chắn, hay xấu hổ và dễ bị tổn thương. Do vậy, theo các chuyên gia, trước khi đăng tải bất cứ hình ảnh nào liên quan đến đời tư của con trẻ, các bậc phụ huynh cũng cần cân nhắc liệu việc làm này có thực sự tốt cho các bé.
Việc đăng tải thông tin, hình ảnh của trẻ em lên mạng xã hội có thể sẽ bị xử phạt là căn cứ theo quy định tại Luật Trẻ em 2016 và Nghị định 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định một số điều hướng dẫn thi hành Luật Trẻ em. Cụ thể:Luật Trẻ em 2016:Điều 21 - Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.Điều 100. Bảovệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, bí mật đời sống riêng tư của trẻ em1. Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm sau đây:a) Trau dồi kiến thức, kỹ năng giáo dục trẻ em về đạo đức, nhân cách, quyền và bổn phận của trẻ em; tạo môi trường an toàn, phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em; phòng ngừa trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, có nguy cơ bị xâm hại hoặc bị xâm hại;b) Chấp hành các quyết định, biện pháp, quy định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền để bảo đảm sự an toàn, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của trẻ em;c) Bảo đảm để trẻ em thực hiện được quyền bí mật đời sống riêng tư của mình, trừ trường hợp cần thiết để bảo vệ trẻ em và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.2. Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm trong việc phát hiện, tố giác, thông báo cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền về hành vi xâm hại trẻ em, trường hợp trẻ em có nguy cơ bị xâm hại hoặc đang bị xâm hại trong và ngoài gia đình.Nghị định 56/2017/NĐ-CP:Điều 36. Các biện pháp bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên môi trường mạng1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên; có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em.2. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải sử dụng các biện pháp, công cụ bảo đảm an toàn về thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em, các thông điệp cảnh báo nguy cơ khi trẻ em cung cấp, thay đổi thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em. |
P.V