Chúng tôi gặp gia đình bà Trần Thị Tý khi bà và người thân đang hồi hộp dõi theo ca phẫu thuật mà chồng bà đang được các bác sĩ Bệnh viện Chỉnh hình và PHCN Tam Điệp thực hiện. Ca phẫu thuật được nhận định khá phức tạp do bệnh nhân bị dập xương đùi, do đó thời gian phẫu thuật sẽ lâu hơn so với các ca phẫu thuật thông thường. Được bác sĩ giải thích cặn kẽ trước ca phẫu thuật, vì vậy bà Tý cũng bớt nỗi lo trong lòng. Tranh thủ trò chuyện với chúng tôi, bà Tý kể, gia đình bà ở tận huyện Hải Hậu (Nam Định), nơi cách Bệnh viện Chỉnh hình và PHCN Tam Điệp trên 60km. Khi chồng bà gặp nạn, sau khi được sơ cứu và chẩn đoán là dập xương đùi, gia đình bà quyết định lựa chọn Bệnh viện Chỉnh hình và PHCN là nơi điều trị cho người thân. "Tôi tham khảo từ nhiều người từng có người thân điều trị gãy xương, được mọi người tư vấn đến Bệnh viện Chỉnh hình và PHCN Tam Điệp để phẫu thuật vì sau ca phẫu thuật, người bệnh sẽ được các bác sĩ hướng dẫn điều trị phục hồi chức năng rất hiệu quả. Khi đưa người thân tới đây, được các bác sĩ đón tiếp, làm các thủ tục nhập viện nhanh gọn, chồng tôi còn được thăm khám và lên lịch mổ rất nhanh, không phải chờ đợi lâu. Ông nhà tôi đã gần 70 tuổi, chúng tôi sẽ thực hiện nghiêm túc những hướng dẫn y khoa của bác sĩ để ông ấy được phục hồi nhanh nhất"- bà Tý chia sẻ.
Chờ đợi hơn 1 giờ đồng hồ, khi ca phẫu thuật kết thúc, chúng tôi mới có dịp trò chuyện với bác sĩ Vũ Văn Trình, Giám đốc Bệnh viện Chỉnh hình và PHCN Tam Điệp. Là bác sỹ phẫu thuật duy nhất của viện, vì vậy lịch làm việc của bác sĩ Trình khá dày đặc, có ngày cao điểm, bác sĩ Trình thực hiện tới 15 ca phẫu thuật, chủ yếu là những ca tổn thương hệ vận động. Phấn khởi vì ca bệnh gãy xương đùi hệ phức tạp đã được phẫu thuật thành công, bác sĩ Trình chia sẻ: mỗi ca phẫu thuật thành công là mang lại niềm vui cho không chỉ gia đình người bệnh mà còn tiếp thêm niềm đam mê, cố gắng của cả tập thể đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện. Với phương châm nâng cao chất lượng điều trị phải đi liền với việc tiết kiệm tối đa chi phí điều trị cho người bệnh, thời gian qua, Bệnh viện còn phát động phong trào thi đua "Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật" nhằm động viên đội ngũ y, bác sỹ tích cực nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo ra những sáng kiến có thể áp dụng trong công tác khám, chữa bệnh nhằm giảm được nỗi đau, tiền bạc cho người bệnh mà việc điều trị vẫn đạt hiệu quả cao nhất. Phong trào đã nhận được sự tham gia tích cực của đông đảo cán bộ, y, bác sĩ và trên thực tế đã có nhiều sáng kiến mới đã được áp dụng rộng rãi.
Điển hình như sáng kiến "Kéo da từ từ bằng dụng cụ kéo da cải tiến từ bộ dây chuyền dịch" của bác sĩ Vũ Văn Trình, giúp cho người bệnh khi mất da <7cm không="" phải="" nằm="" chờ="" vá="" da="" mà="" da="" được="" kéo="" từ="" từ="" khi="" mép="" da="" sát="" nhau="" thì="" đóng="" kín.="" như="" thế,="" người="" bệnh="" giảm="" thời="" gian="" nằm="" viện,="" đỡ="" đau="" đớn="" và="" mang="" tính="" thẩm="" mỹ="" cao.="" năm="" 2016,="" bác="" sĩ="" trình="" tiếp="" tục="" đưa="" sáng="" kiến="" "điều="" trị="" gãy="" đầu="" ngoài="" xương="" đòn="" và="" khớp="" cùng="" đòn="" bằng="" vít="" cố="" định"="" áp="" dụng="" vào="" thực="" tế="" điều="" trị.="" theo="" giải="" thích="" của="" bác="" sĩ="" trình,="" khi="" bị="" bật="" khớp="" cùng="" đòn="" hoặc="" gẫy="" đầu="" ngoài="" xương="" đòn="" thì="" trước="" đây="" bệnh="" viện="" áp="" dụng="" biện="" pháp="" đóng="" đinh.="" tuy="" nhiên,="" khi="" đó="" thì="" hay="" bị="" gãy="" đinh="" hoặc="" trôi="" đinh.="" khi="" áp="" dụng="" điều="" trị="" bằng="" vít="" thì="" sẽ="" khắc="" phục="" được="" tình="" trạng="" này="" do="" khi="" dùng="" vít="" vì="" có="" gen="" cố="" định.="" năm="" 2018,="" bệnh="" viện="" áp="" dụng="" sáng="" kiến="" "mổ="" kết="" hợp="" đầu="" dưới="" xương="" chày="" bằng="" phương="" pháp="" ít="" xâm="" lấn".="" với="" sáng="" kiến="" mới="" này,="" thời="" gian="" nằm="" viện="" được="" rút="" ngắn="" từ="" 10="" ngày="" xuống="" chỉ="" còn="" khoảng="" 3-5="" ngày="" với="" chi="" phí="" cũng="" giảm="" gần="" 1="" nửa="" xuống="" còn="" từ="" 5-7="" triệu="" đồng,="" trong="" khi="" đó="" thì="" thời="" gian="" xương="" liền="" sẽ="" giảm="" từ="" 12="" tuần="" xuống="" chỉ="" còn="" từ="" 6-8="" tuần.="">
Tuy nhiên, theo Giám đốc Bệnh viện Vũ Văn Trình, phẫu thuật mới chỉ là một phần trong cả quá trình bình phục của người bệnh bị tổn thương vận động. "Làm thế nào để sau khi lành được vết thương, người bệnh được trả lại khả năng vận động, lao động như người bình thường thì đó mới là vấn đề khó. Vì vậy, đối với Bệnh viện, vai trò phục hồi chức năng cho người bệnh cũng luôn được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Ngay sau khi phẫu thuật chừng 1 tuần, các bệnh nhân phải thực hiện các bài tập PHCN phù hợp và phấn đấu chỉ sau 3 tháng kể từ khi phẫu thuật, người bệnh bình phục hoàn toàn. "- bác sĩ Trình cho biết. Để minh chứng, bác sĩ Vũ Văn Trình dẫn chúng tôi đi thăm quan khu PHCN cho người bệnh. Thanh niên trẻ Phạm Đình Chính quê ở phường Yên Bình (thành phố Tam Điệp) cho biết, sau khi thực hiện phẫu thuật sau tai nạn giao thông ở Thái Nguyên- nơi em gặp nạn, gia đình đã đưa em về Bệnh viện Chỉnh hình và PHCN Tam Điệp để điều trị phục hồi chức năng. Em bị dập ống chân, rất phấn chấn khi khả năng bình phục nhanh hơn dự đoán ban đầu của bác sĩ. Kỹ thuật viên Trần Thị Lý phấn khởi chia sẻ, khả năng phục hồi của bệnh nhân Phạm Đình Chính rất tốt vì em được tập PHCN đúng vào giai đoạn "vàng" sau khi thực hiện phẫu thuật. Bên cạnh đó, sự chăm chỉ, bền bỉ và nhẫn nại của người bệnh cũng là các yếu tố để việc PHCN đạt hiệu quả cao.
Từ năm 2008 trở lại đây, Bệnh viện được UBND tỉnh giao thêm nhiệm vụ triển khai thực hiện dự án tài trợ của Tổ chức Hội Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam và Hội từ thiện SAP-VN nhằm giúp đỡ trẻ em nghi nhiễm chất độc da cam/dioxin và trẻ em bị khuyết tật hệ vận động có hoàn cảnh khó khăn. ở đây, hầu hết bệnh nhi mắc phải chứng bệnh bại liệt, co quắp chân tay, teo cơ… Quy trình điều trị bao gồm vật lý trị liệu tiền phẫu, phẫu thuật vật lý, tiếp tục tập sau phẫu thuật… mất chừng 2-3 tháng. Cá biệt có những ca phức tạp hoặc phải phẫu thuật nhiều lần, thời gian điều trị có khi tính bằng năm. Quá trình điều trị ấy đòi hỏi ở bệnh nhân một nghị lực, ở nhân viên y tế sự vững vàng về chuyên môn và kiên trì… Hết đợt điều trị, Bệnh viện hướng dẫn gia đình cho các cháu phục hồi chức năng tại nhà, có kiểm tra định kỳ tại bệnh viện. Từ đầu năm 2019 đến nay, bệnh viện đã phẫu thuật cho trên 63 cháu bị khuyết tật vận động theo chương trình SAP-VN, Bệnh viện thực hiện phẫu thuật chỉnh hình cho 1.410 ca mổ, điều trị PHCN cho 240 lượt thương binh…
Đào Hằng