Cùng dự có các đồng chí: Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Đinh Văn Điến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy; Ban Tổ chức Tỉnh ủy.
Phát biểu tại hội nghị, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy cơ bản nhất trí với chủ trương Dự thảo Đề án và khẳng định việc tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là tất yếu khách quan và là nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách của Đảng.
Đồng thời trao đổi, phân tích, đóng góp ý kiến vào mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc, nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó đi sâu cho ý kiến về các Đảng ủy Khối ở địa phương; về mối quan hệ giữa Đảng ủy với Ban cán sự hoặc đảng đoàn ở cấp tỉnh; các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng; tổ chức bộ máy của Nhà nước.
Các đại biểu cho rằng đây là vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của cả hệ thống chính trị, ngoài quyết tâm chính trị rất cao, cơ sở lý luận, cùng với sự kế thừa và kinh nghiệm thực tiễn, Đề án phải có sự sáng tạo, đổi mới, có bước đột phá song vẫn phải có bước đi phù hợp, thận trọng, chắc chắn trong quá trình xây dựng và thực hiện.
Đề án cần phân tích, đánh giá rõ hơn về thực trạng hệ thống chính trị của nước ta hiện nay cũng như làm rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ, cơ chế vận hành của bộ máy mới đảm bảo tính ổn định, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp tình hình mới.
Các đại biểu cũng đề nghị cần làm thí điểm các nội dung của Đề án để đánh giá, rút kinh nghiệm trước khi triển khai thực hiện.
Kết luận hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thị Thanh thống nhất các ý kiến đóng góp vào dự thảo Đề án của các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy là cơ bản nhất trí với dự thảo Đề án.
Khẳng định tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả có ý nghĩa quyết định đến ổn định chính trị, củng cố, tăng cường vai trò, sự lãnh đạo của Đảng và hệ thống chính trị của nước ta.
Đây là Đề án rất cần thiết, cần bàn thật kỹ lưỡng và có bước phù hợp, thận trọng, nội dung nào đã rõ thì quyết tâm làm, vấn đề nào chưa rõ thì cần nghiên cứu. Khi xây dựng Đề án cần làm tổng thể, đồng bộ, từ chức năng đến cơ chế, nguyên tắc vận hành, tổ chức bộ máy và điều kiện đảm bảo.
Khi thực hiện phải có lộ trình, bước đi thích hợp, có làm thí điểm. Đồng chí yêu cầu Ban Tổ chức Tỉnh ủy tiếp thu, tổng hợp ý kiến của các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy báo cáo với Ban chỉ đạo Đề án để tiếp tục hoàn thiện Đề án.
Khải Hoàn- Thế Minh