1. Becamex: Tổng tài sản ước tính hơn 50.000 tỉ đồng (khoảng 3 tỉ USD)
Tập đoàn kinh tế mạnh nhất tỉnh Bình Dương chuyên lĩnh vực bất động sản và xây dựng các khu công nghiệp, đang quản lý 2 vạn lao động. Becamex trở thành nhà tài trợ CLB Becamex Bình Dương từ năm 2002.
2. Hoàng Anh Gia Lai: Giá trị vốn hóa 11.238 tỉ đồng (khoảng 600 triệu USD)
Theo cáo bạch tài chính đến hết năm 2008, giá trị vốn hóa của Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) là 11.328 tỷ đồng, tương đương 2,5% quy mô toàn thị trường chứng khoán VN. Riêng ông bầu Đoàn Nguyên Đức, chủ tịch CLB HAGL trở thành người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam với tài sản lên tới hơn 6.000 tỉ đồng.
3. Viettel:Giá trị thương hiệu khoảng 10.000 tỉ đồng (536 triệu USD)
Nhà tài trợ của CLB Thể Công được Informa plc xác định thương hiệu khoảng 536 triệu USD, trở thành công ty duy nhất Việt Nam lọt vào danh sách 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới (xếp thứ 83). Theo báo cáo tài chính mới nhất do Viettel công bố, năm 2008 họ đạt doanh thu 33.000 tỉ đồng, lãi ròng 8.600 tỉ.
4. Xi măng Hải Phòng: Tổng vốn hơn 3.000 tỉ đồng (208 triệu USD)
Doanh nghiệp đang đầu tư cho đội XM Hải Phòng đạt doanh thu hàng năm lên tới 15.000 tỉ đồng, lãi ròng hàng hăm trên 60 tỉ. Đây là nhà tài trợ gắn bó với đội bóng đất cảng 2 năm qua và đã tạo ra cuộc cách mạng lương thưởng ngay ở CLB.
5. Đồng Tâm: Tổng tài sản khoảng 2.000 tỉ đồng (hơn 100 triệu USD)
Trên thực tế, doanh nghiệp đang sở hữu CLB ĐT.LA này được có giá trị tài sản lớn hơn rất nhiều. Ngoài việc đầu tư cho đội bóng, Đồng Tâm còn xây dựng cả một hệ thống cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho ngành thể thao tỉnh Long An. Sau gần 10 năm gắn bó, CLB ĐT.LA đã trở thành một thương hiệu.
6. T&T: Tổng tài sản trên 10.000 tỉ đồng (hơn 500 triệu USD)
Tập đoàn T&T với lợi nhuận hàng năm lên tới cả ngàn tỉ đồng là một trong những nhà tài trợ mạnh tay cho bóng đá nhất. Ngoài việc trở thành nhà tài trợ chính cho CLB T&T, tập đoàn này còn hỗ trợ tài chính cho Đà Nẵng với thương hiệu SHB.
Theo VTC