Xin đồng chí cho biết mục đích, ý nghĩa của cuộc vận động? Đ/c Phạm Thị Hồng: Trong những năm đổi mới, nền kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng liên tục phát triển với tốc độ khá cao. Sản xuất trong nước ngày một đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng xã hội. Chất lượng hàng hóa của Việt ngày càng được nâng cao, nhiều sản phẩm đã có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế như: Cà phê, gạo, hạt điều, thủy sản, đồ gỗ, hàng may mặc, điện tử...
Đặc biệt, từ khi Việt gia nhập WTO thì sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng như trong nước đối với sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước nói chung và tỉnh ta ngày càng gay gắt hơn. Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm, phát triển hệ thống phân phối, nâng cao chất lượng dịch vụ để tạo niềm tin với người tiêu dùng. Bên cạnh đó tâm lý "sính" hàng ngoại vẫn còn tồn tại trong một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng, không ít doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm khai thác phát triển thị trường nội địa...
Để đưa nền kinh tế vượt qua khó khăn, thách thức, phát triển nhanh, bền vững, Bộ Chính trị đã tổ chức cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Với mục đích phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
P.V: Theo đồng chí, để tạo niềm tin với người tiêu dùng theo tinh thần của cuộc vận động, các doanh nghiệp và nhà phân phối phải làm gì?
Đ/c Phạm Thị Hồng: Hiện nay, hàng Việt Nam chưa được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng, có một số ý kiến cho rằng do hàng ngoại tốt hơn hoặc vì người tiêu dùng "sính" hàng ngoại. Thực tế thì hàng ngoại có những loại tốt hơn hàng nội, nhưng không phải tất cả. Hiện nay, hàng Trung Quốc tuy không còn "làm mưa làm gió" như trước nữa nhưng vẫn tràn ngập thị trường Việt . Điều này không có nghĩa là hàng Trung Quốc tốt hơn hàng Việt mà là do hàng Trung Quốc phong phú hơn về kiểu dáng, mẫu mã và giá cả rẻ hơn.
Hàng Việt còn nghèo nàn về mẫu mã, thiết kế nên không có nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng. Việc hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, thực phẩm không an toàn cũng đang khiến uy tín của hàng Việt giảm sút. Một trong những điểm yếu của hàng Việt là khâu phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng và chế độ hậu mãi, dịch vụ chăm sóc sau khi mua hàng còn thua doanh nghiệp nước ngoài. Thông tin về sản phẩm còn mù mờ, chưa đầy đủ và trung thực khiến người tiêu dùng khó nhận biết. Đặc biệt đối với thị trường nông thôn, người tiêu dùng còn thiếu thông tin...
Để cuộc vận động "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt " đạt hiệu quả cao, cần phải có sự chung tay của cả 3 phía: Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng, trong đó doanh nghiệp phải là người tiên phong. Mỗi doanh nghiệp cần phải nỗ lực tối đa để nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển hệ thống phân phối, thường xuyên cung cấp thông tin trung thực đến khách hàng, đồng thời lắng nghe người tiêu dùng để hiểu nhu cầu của họ và phục vụ tốt hơn. Đó chính là cách để doanh nghiệp tạo cho người tiêu dùng có niềm tin để họ ưu tiên dùng hàng Việt.
Chọn mua hàng ở siêu thị Đông Thành. Ảnh: Phạm Trường
P.V: Để cuộc vận động đạt hiệu quả, những giải pháp gì cần được triển khai thưa đồng chí?
Đ/c Phạm Thị Hồng: Mỗi cơ quan, ban, ngành làm tốt vai trò tham mưu cho tỉnh và tổ chức thực hiện các dự án, chương trình theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Ngành Công thương phối hợp với các cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người tiêu dùng nhận thức đúng khả năng sản xuất, kinh doanh, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam và trong tỉnh để hướng người tiêu dùng sử dụng hàng nội khi mua sắm. Các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trong tỉnh tiếp tục nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; thực hiện tốt các cam kết bảo vệ người tiêu dùng và xây dựng thương hiệu sản phẩm để tạo niềm tin với người tiêu dùng.
Hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư phát triển hệ thống bán lẻ, hệ thống siêu thị, cửa hàng tự chọn trên địa bàn tỉnh. Sở đã hoàn thành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển ngành, quy hoạch phát triển trung tâm thương mại, siêu thị; quy hoạch phát triển mạng lưới chợ. Đó là những điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, cần tiếp tục thực hiện hỗ trợ xúc tiến thương mại, chương trình khuyến công để giúp các doanh nghiệp phát triển thị trường, phát triển kinh doanh như: Hỗ trợ xây dựng các dự án mới, mở rộng quy mô sản xuất, chuyển giao công nghệ; chi phí đào tạo nghề cho người lao động; đào tạo nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh cho thương nhân; tham gia hội chợ trong và ngoài nước; nghiên cứu, tham quan, học tập, khảo sát tiếp cận thị trường; xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp; ứng dụng thương mại điện tử vào kinh doanh.
Với vai trò là cơ quan đầu mối ở địa phương, Sở triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hoạt động đưa hàng Việt về nông thôn. Tổ chức cho các doanh nghiệp đưa hàng về bán lưu động tại các trung tâm huyện, xã và phát triển mạng lưới bán lẻ ở các chợ nông thôn. Tổ chức điều tra, khảo sát thị trường nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh về thị phần của hàng hóa Việt Nam, hiện trạng hệ thống phân phối, năng lực của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp có chiến lược, chính sách, giải pháp nhằm chiếm lĩnh thị trường trong nước. Tăng cường công tác quản lý thị trường, chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc; quản lý tốt chất lượng hàng hóa, chấn chỉnh công tác quảng bá sản phẩm đảm bảo theo đúng định hướng "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt ".
P.V: Xin cảm ơn đồng chí!
Thanh Chiên (Thực hiện)